Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Thạch Bàn đáng chú ý có tuyến đường nối Cổ Linh - Bát Khối dài khoảng 820 m. Tuyến có điểm đầu ở đường Cổ Linh, đối diện lối vào Tiểu học Thạch Bàn A. Tuyến có có đoạn cắt và đi trùng với ngõ 531 đường Bát Khối và kết thúc trùng với đầu ngõ 531 đường Bát Khối.
Chứng khoán VNDirect đánh giá ba dự án Clarita, Armena (Thủ Đức) và 158 An Dương Vương (Bình Tân) được mở bán trong 2021 - 2022 sẽ giúp Nhà Khang Điền hưởng lợi từ đà tăng giá nhà và đạt tỷ lệ hấp thụ cao nhờ nguồn cung tại TP HCM đang thiếu hụt.
Theo báo cáo của CBRE, nguồn cung mới nhà xây sẵn tại TP HCM trong quý đầu năm giảm 51% so với cùng kỳ xuống chỉ 170 căn (nguồn cung chủ yếu từ TP Thủ Đức), kéo lượng giao dịch giảm 75% so với cùng kỳ.
Giống như thị trường nhà xây sẵn, nguồn cung căn hộ mới tại TP HCM trong quý I/2021 giảm mạnh 53% so với cùng kỳ xuống còn 1.709 căn, dẫn đến lượng căn hộ tiêu thụ giảm 31% so với cùng kỳ (2.624 căn).
Đây là quý thứ 5 liên tiếp TP HCM không có nguồn cung mới ở phân khúc bình dân. Phân khúc trung cấp chiếm 40,7% tổng nguồn cung mới, theo đó là hạng sang với 39% và cao cấp chiếm 20%.
Khu vực phía đông TP HCM tiếp tục thống lĩnh thị trường, chiếm 47% nguồn cung mới, tiếp theo là khu vực phía nam với 36%, không có dự án mở bán mới ở khu trung tâm do thiếu quỹ đất và vấn đề cấp phép.
Trong khi đó, tỷ lệ hấp thụ vụt lên 154% trong quý I, tăng 77 điểm % so với quý trước, cho thấy nhu cầu nhà ở vẫn đang ở mức cao.
Tại kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh Kiên Giang, ông Mai Văn Huỳnh tái đắc cử vào vị trí Chủ tịch HĐND tỉnh khóa X, ông Lâm Minh Thành đắc cử chức Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.
Ngày 28/6, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất, bầu các chức danh chủ chốt của HĐND, UBND tỉnh Kiên Giang.
Theo đó, ông Lâm Minh Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khóa IX tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khóa X.
Tài sản này thuộc về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ.
Các thửa đất có diện tích từ 68,2 đến 116 m2, khởi điểm 8,2 triệu đồng/m2, đặt trước từ 100 - 180 triệu đồng/thửa. Tổng diện tích 26 thửa đất là 2.132 m2.
14. Đường Nguyễn Chính kéo dài đến ngõ 6 Bùi Huy Bích
Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Thịnh Liệt đáng chú ý có tuyến đường Nguyễn Chính kéo dài đến ngõ 6 Bùi Huy Bích dài khoảng 1,2 km. Tuyến có điểm đầu ở cuối đường Nguyễn Chính (đoạn nút giao ngõ 143 Nguyễn Chính - 521 Trương Định). Theo quy hoạch, tuyến đường này có cầu qua sông Sét.
Tuyến đi qua trường Tiểu học Thịnh Liệt cơ sở 1, đi trùng với ngõ 88 Giáp Nhị và kết thúc khi nối với đường Bùi Huy Bích.
Trong năm ngoái, Tập đoàn đã khai trương Vincom Mega Mall Ocean Park tại Hà Nội, nâng tổng số TTTM vận hành hiện tại lên 80 TTTM với bốn mô hình khác nhau.
Với lĩnh vực du lịch - vui chơi giải trí, Vinpearl duy trì và phát triển thị trường nội địa, tập trung kênh bán hàng trực tuyến và kênh doanh nghiệp, đồng thời phát triển, mở rộng các thị trường trọng điểm nước ngoài, chuẩn bị đón cơ hội khi mở lại các đường bay quốc tế.
Ngoài ra, Công ty dự kiến đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của mỗi ngành dọc. Trong lĩnh vực Công nghệ - Công nghiệp, VinFast dự kiến ra mắt năm mẫu xe máy điện và ba mẫu xe ô tô thông minh VF e34, VF35 và VF36. Các mẫu xe mới giúp VinFast tiếp tục giữ vững vị thế tại thị trường nội địa, đồng thời đưa VinFast ra thị trường quốc tế.
Đối với mảng thiết bị thông minh, VinSmart sẽ tập trung phát triển các sản phẩm IoT và tính năng Infotainment cho ô tô VinFast và hệ sinh thái thông minh (thành phố thông minh, nhà thông minh và dịch vụ thông minh).
Về nguồn vốn và đầu tư, Vingroup triển khai nhiều hình thức huy động vốn trong và ngoài nước thông qua nhiều công cụ tài chính để phuc̣ vu ̣chiến lược kinh doanh ngắn, trung và dài hạn.
Cổ đông đặt câu hỏi cho ban lãnh đạo Vingroup. (Ảnh: Thu Thủy).
Mới đây, Vinaconex đã chi khoảng 260 tỷ đồng để mua 24,13% vốn điều lệ của CTCP Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp. Đây là doanh nghiệp sở hữu loạt khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Đồng Tháp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà nước này còn lãi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm từ khai thác cát.
Sau kì đại hội cổ đông năm ngoái, căng thẳng tại Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán: VCG) được giải quyết thông qua sự rút lui của công ty khỏi dự án Splendora và nhóm cổ đông lớn Cường Vũ và Star Invest thoái toàn bộ cổ phần tại công ty.
Khi mọi thứ quy về một mối, Vinaconex tiếp tục công cuộc tinh gọn mô hình hoạt động của mình. Phải nói rằng đây không phải động thái mới sau khi công ty không còn cái bóng của một doanh nghiệp nhà nước.
Theo dõi hoạt động của Vinaconex sau khi được nhóm An Quý Hưng thâu tóm, doanh nghiệp này đã liên tục chuyển nhượng cổ phần tại các công ty con, công ty liên kết như Vinaconex Power (Mã: VCP), Vinaconex 2 (VC2), Ống sợi Thủy tinh Vinaconex (Viglafico), Vinasanwa…
Cũng kể từ khi "dứt duyên" với dự án Splendora, Vinaconex tập trung cho dự án Khu đô thị mới Cái Giá Cát Bà Amatina. Cùng với đó là tham gia gói thầu như cao tốc Nha Trang – Cam Lâm, triển khai cụm công nghiệp Sơn Đông (Hà Nội) và KCN Thanh Liêm (Hà Nam).
CTCP Phát triển Thành phố Xanh do Vinhomes sở hữu 100% vốn điều lệ và đang là chủ đầu tư dự án Vinhomes Grand Park 270 ha tại quận 9, TP HCM.
CTCP Phát triển Thành phố Xanh vừa công bố mua lại trước hạn 1.100 tỷ đồng trái phiếu trong ngày 10/6 vừa qua.
Số trái phiếu này nằm trong ba lô trái phiếu mã TPX2020.02, TPX2020.03 và TPX2020.04 với tổng giá trị vốn huy động 1.700 tỷ đồng mà doanh nghiệp phát hành vào ngày 29/5/2020.
Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 25/9 năm ngoái, Thành phố Xanh đã phát hành 4 lô trái phiếu tổng giá trị 2.000 tỷ đồng gồm TPX2020.01 (300 tỷ đồng), TPX2020.02 (1.100 tỷ đồng), TPX2020.03 (300 tỷ đồng) và TPX2020.04 (300 tỷ đồng).
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), trong tháng 5, giá heo hơi giảm tại các khu vực do nguồn cung trong nước được đảm bảo, việc tái đàn ở các địa phương diễn ra thuận lợi trong khi nhu cầu vẫn ở mức thấp.
Giá heo hơi tại miền Bắc giảm 4.000 - 7.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 64.000 - 68.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên giảm 4.000 – 6.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 65.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam đồng loạt giảm 4.000 đồng/kg ở nhiều địa phương, dao động trong khoảng 67.000 - 69.000 đ/kg.
Như vậy, giá heo hơi 3 miền đồng loạt giảm mạnh trong tháng 5, đều dưới 70.000 đồng/kg, thấp nhất từ khi giá heo lên đỉnh ở mức 100.000 đồng/kg. Giá heo hơi tháng 5 giảm từ 11.000 – 16.000 đồng/kg so với tháng 1 và giảm 31.000 – 36.000/kg so với tháng 5/2020.
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết thời gian qua xảy ra tình trạng người tiêu dùng mua thịt heo giá cao, nông dân bán giá thấp trong khi thức ăn chăn nuôi tăng.
Nguyên nhân là ảnh hưởng của dịch COVID-19, các nhà hàng, quán ăn đóng cửa, nhu cầu tiêu thụ thịt heo giảm nhiều. Trong khi, một số tỉnh giãn cách xã hội ảnh hưởng đến việc vận chuyển, lưu thông thực phẩm. Do đó, giá heo giảm không phải dư thừa, ùn ứ mà bởi khó khăn vận chuyển và tiêu thụ.
Với việc duy trì ổn định đàn heo 27 triệu con/năm, tình hình tái đàn heo ổn định, dịch bệnh tả heo châu Phi (ASF) được kiểm soát chặt chẽ, thị trường về cơ bản ổn định, cân đối cung - cầu đảm bảo.
"Nếu tình hình dịch ở người và động vật đều được kiểm soát, nhu cầu tiêu dùng phục hồi khi nhà hàng, trường học, bếp ăn mở cửa thì sang quý III chắc chắn giá heo hơi sẽ tăng ổn định trở lại. Tuy nhiên, giá heo hơi sẽ tăng nhẹ nhưng không đột biến", ông Trọng nói.
Trao đổi với người viết, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam (AHAV) cũng cho rằng giá heo hơi sẽ tăng trong quý III nếu dịch COVID-19 được kiểm soát.
"Giá heo hơi sẽ nhích lên một chút, dao động ở khoảng 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, về lâu dài giá heo hơi sẽ khó kỳ vọng cao hơn mức 70.000 đồng/kg. Chúng ta phải xét đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Hơn 2 năm nay, người tiêu dùng phải ăn thịt heo giá cao trong khi trước dịch COVID-19, dịch ASF, giá heo hơi chỉ dao động ở mức 35.000 – 45.000 đồng/kg, thậm chí còn chưa chạm mức 50.000 - 60.000 đồng/kg", ông Trúc phân tích.
Câu chuyện phát hành thêm hàng trăm triệu cổ phiếu của Tập đoàn Đất Xanh thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong những ngày gần đây. Nếu theo dõi trong hơn 10 năm niêm yết, vốn điều lệ của Đất Xanh đã gấp 65 lần. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng tăng khoảng 24.000 người trong cơ cấu cổ đông.
Hành trình tăng vốn gấp 65 lần của Tập đoàn Đất Xanh
Câu chuyện phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã chứng khoán: DXG) đang là tâm điểm chú ý của giới đầu tư chứng khoán trong những phiên gần đây.
Cụ thể, Tập đoàn Đất Xanh có kế hoạch chào bán 200 triệu cổ phiếu phổ thông cho đối tác chiến lược nhằm nâng lượng tiền mặt lên trên 10.000 tỷ đồng để đảm bảo nguồn lực thực hiện các dự án lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 7 triệu cổ phần theo chương trình ESOP.
Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của Đất Xanh sẽ nâng từ 5.200 tỷ đồng lên 7.270 tỷ đồng. Như vậy, xét trong nhóm công ty bất động sản dân dụng trên thị trường chứng khoán, vốn điều lệ của Đất Xanh sau đợt phát hành tới đây dự kiến chỉ đứng sau ba công ty "họ Vingroup" (Vingroup, Vinhomes, Vincom Retail) và Novaland.
Với mức vốn hiện tại, Đất Xanh vẫn xếp sau Nhà Khang Điền và Tập đoàn FLC; đứng sau cả Becamex IDC và Tân Tạo nếu xét trong ngành bất động sản nói chung.
Nhưng theo dõi kể từ khi lên sàn thì thấy rằng Đất Xanh là một trong những công ty bất động sản có tốc độ tăng vốn hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tóm tắt về hành trình tăng vốn, CTCP Tập đoàn Đất Xanh tiền thân là Công ty TNHH Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh với vốn điều lệ ban đầu chỉ 800 triệu đồng. Doanh nghiệp chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần từ tháng 11/2007 và đưa 8 triệu cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) vào ngày 22/12/2009. Thời điểm đó, vốn điều lệ doanh nghiệp đạt 80 tỷ đồng.
Cho đến nay, Tập đoàn Đất Xanh liên tục mở rộng quy mô vốn từng năm và đạt 5.200 tỷ đồng vào tháng 9/2019, gấp 65 lần so với quy mô vốn 10 năm trước đó. Nếu tăng vốn thành công, con số trên không chỉ dừng lại ở 65 lần mà lên tới hơn 90 lần.
Trước thông tin Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) xuất hiện trong danh sách dự kiến chào bán cổ phần riêng lẻ của Nam Long, chúng tôi đã liên lạc với phía Gelex để có thêm thông tin về chủ trương này.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo của Gelex cho hay: "Việc mua cổ phần Nam Long mới chỉ là những quan tâm ban đầu của Gelex và chưa hoàn toàn chắc chắn. Để đi đến quyết định đầu tư cuối cùng còn nhiều quá trình, thủ tục."
Trong khi đó, phía Nam Long nhấn mạnh danh sách chào bán này mới chỉ là dự kiến, cụ thể sau đợt phát hành riêng lẻ có thể khác.
Trước đó, Hội đồng quản trị Nam Long ra nghị quyết thông qua triển khai phương án phát hành 60 triệu cổ phiếu riêng lẻ trong năm nay ngay sau khi có chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trong quý II, giá heo giống có dấu hiệu hạ nhiệt cả ở phân khúc heo xuất cho công ty và heo xuất cho hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, heo hậu bị và heo thương phẩm.
Báo giá của Tập đoàn Dabaco heo hậu bị bố mẹ (10-15kg) dao động ở mức 6 triệu đồng/con, giảm 1 triệu đồng so với tháng 3. Heo hậu bị bố mẹ cỡ lớn giá 66.000 đồng/kg cộng thêm phí chọn giống 4 triệu đồng/con, giảm 10.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 3. Heo hậu bị ông bà giá 110.000 đồng/kg cộng thêm phí chọn giống 6 triệu đồng/con, giá không biến động so với tháng 3.
Theo báo giá của CTCP Nông nghiệp giá tốt, giá heo động từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6 liên tục biến động, giảm sâu trong tháng 5.
Cụ thể, trong tháng 5, heo giống xuất cho công ty với giá 2,2 triệu đồng/7kg/con, giảm 500.000 đồng so với tháng 4. Heo giống xuất cho hộ dân với giá 1,8 triệu đồng/7kg/con, giảm 500.000 - 700.000 đồng/con so với tháng 4.
Lý giải nguyên nhân giá heo giống giảm sâu, trao đổi với người viết, ông Trần Vũ, Giám đốc CTCP Nông nghiệp giá tốt cho biết giá heo giống biến động theo thị trường heo hơi. Trong khoảng tháng 4, giá heo hơi vẫn ổn định ở mức 75.000 – 76.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến tháng 5 thì giảm sâu nhất trong vòng 1 năm qua, giảm còn 65.000 – 67.000 đồng/kg.
"Giá heo hơi giảm, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến hộ chăn nuôi không có lãi giảm đàn hoặc treo chuồng. Trong tháng 4, 5, công ty chỉ xuất được 1.500 đầu heo, giảm một nửa so với đầu năm. Giá heo giống cũng bị ảnh hưởng, giảm từ 600.000 – 700.000 đồng/con", ông Vũ cho biết.
Cũng theo ông Vũ, đầu tháng 6, giá heo hơi được dự báo tăng kéo theo thị trường heo giống cũng có phần khởi sắc. Giá heo giống về mức 2,5 triệu/7kg/con xuất công ty; 2,2 – 2,3 triệu/7kg/con xuất cho hộ chăn nuôi.
So với thời điểm tháng 6/2020, giá heo giống hiện tại đã hạ nhiệt, giảm khoảng 1 triệu đồng/con. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá heo hơi giảm, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao thì yếu tố này có đủ tạo động lực cho người chăn nuôi tái đàn?
Người chăn nuôi còn mặn mà?
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết giá heo giống trong tháng 5 đã có dấu hiệu hạ nhiệt giảm từ 3 - 3,2 triệu/con xuống 2,4 - 2,5 triệu/con, giảm 600.000 – 700.000 đồng/con.