Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Hành trình đi đến hạnh phúc của cặp đôi đồng tính nữ gây sốt cộng đồng mạng

Chủ đề: Lesbian - Đồng tính nữ

Nhân vật chính rong bộ ảnh cưới “Ai là cô dâu, ai là chú rể” là cặp đôi Nguyễn Thảo Trang (SN 1993, Đông Anh, Hà Nội) và Ngô Thị Thơm (SN 1992, Đông Anh, Hà Nội). Nhiều người không khỏi bật cười vì độ đáng yêu và hài hước của đôi bạn trẻ này.

Từ một đôi bạn suốt ngày chí chóe nhau với xưng hô “mày – tao”, Thảo Trang nhận ra mình say nắng cô bạn Thơm lúc nào không hay.

Chỉ một lần vô tình đi chùa cùng nhau, Thảo Trang đã gặp Thơm. Sau lần “hữu duyên” ấy, cặp đôi thường tham gia đi chơi với nhóm bạn chung.



Với cặp đôi Trang – Thơm, giận hờn chính là gia vị của tình yêu: “Chúng mình cãi nhau suốt. Trước hôm Valentine 2 ngày, đôi mình cãi nhau đến nỗi xóa cả kết bạn trên facebook của nhau. Cùng là con gái nên ai cũng đành hanh, ghê gớm. Mình trẻ con nên ngang bướng. May mắn người yêu mình nền tính hơn.”

>>>>>Nguồn: http://vietnammoi.vn/bo-anh-cuoi-ai-la-co-dau-ai-la-chu-re-cua-cap-dong-tinh-nu-gay-sot-ngay-valentine-20332.html

Để đến với nhau, cặp đôi cũng gặp rất nhiều sự phản đối của gia đình. “ Thời gian đầu mới yêu nhau, gia đình mình đặc biệt là mẹ cấm cản nhiều lắm. Mình chỉ dám nói là bạn thân nhưng chắc mẹ cũng đoán ra. Mẹ còn bảo bạn ấy tới nhà sẽ đuổi khỏi nhà và chửi rất nhiều. Mẹ bắt mình lựa chọn giữa gia đình và người yêu.



Cặp đôi Trang – Thơm đã đổi vai cho nhau trong bộ ảnh cưới tình yêu đặc biệt này. Khi bộ ảnh được đăng tải trên trang cá nhân, nhiều bạn LGBT đã ngạc nhiên rằng: “Ai mới là chú rể, ai mới là cô dâu.”

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Tại sao Việt Nam ít có công ty gia đình lâu đời?

 

Bài trước tôi có trả lời với mọi người về câu hỏi "GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA MỘT CÔNG TY GIA ĐÌNH LÀ GÌ?". Hôm nay, tôi sẽ trả lời một câu hỏi khác mà tôi hay nhận được trong các buổi trò chuyện là "TẠI SAO VIỆT NAM ÍT CÓ CÔNG TY GIA ĐÌNH LÂU ĐỜI?"

Theo tôi, thứ nhất là văn hóa kinh doanh ở Việt Nam thường có xu hướng phát triển những công ty vừa và nhỏ của cá nhân. Kiến thức quản trị trong thời gian dài không có. Hầu hết những công ty kinh doanh vừa và nhỏ xuất phát từ dân làm chuyên môn hoặc kỹ thuật. Họ biết nghề, kinh doanh kiếm lời từng ngày rồi lớn dần, lớn dần. Tư duy và kiến thức quản trị của họ rất ít. Một thời gian dài người ta không hiểu hết khái niệm của tính tư hữu. Thậm chí khái niệm về quản trị còn xa lạ nữa. Cho nên những người xuất thân từ kỹ thuật rất xa rời hoặc thậm chí là dị ứng với quản trị. Tại sao tôi dám nói điều đó? Vì tôi là dân đi lên từ kỹ thuật nên tôi rất hiểu điều đó. Các trường học chỉ dạy làm kỹ thuật chứ có dạy làm lãnh đạo đâu?

Thứ hai, là xã hội nhiều rủi ro, đất nước ta phải trải qua chiến tranh, hòa bình lập lại điều kiện kinh tế còn khó khăn nên người ta không muốn đầu tư lâu dài mà phải ăn xổi ở thì. Hầu hết dân kinh doanh đều nghĩ đầu tư làm sao để chỉ một hai năm là thu hồi được vốn. Chứ ít ai tính tới 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn. Một số người thành công rồi thì bắt đầu lúng túng vì họ quản lý theo kiểu kinh nghiệm. 10, 20 người thì quản lý tốt, 100, 200 người còn gắng được chứ 1000, 2000 người trở lên thì làm sao quản lý bằng kinh nghiệm được? Thế nên dần dần các công ty gia đình thui chột hoặc phát triển đến một mức độ nào đó, không quản trị được thì họ tìm cách bán đi, gom tiền dưỡng già, cho con cháu một ít tài sản hoặc đầu tư làm cái khác. Còn nếu cố gắng duy trì thì sẽ bị kinh nghiệm trói chặt không thích nghi với sự thay đổi của xã hội và thị trường nên dần dần yếu đi rồi đóng cửa.

Để một công ty gia đình tồn tại lâu dài và bền vững, theo tôi phải coi công ty như một quốc gia. Ông CEO phải như ông Tổng thống, ông Thủ tướng; Hội đồng quản trị như Quốc hội. Rồi Bộ này Bộ kia phải có những chức năng, khả năng để quản lý ở các cấp độ khác nhau. Kiến thức quản trị phải luôn chặt chẽ; biết đào tạo con người và yêu thương họ như tài sản của mình. Tập đoàn Tân Hiệp Phát đâu chỉ có gia đình tôi mà còn cả 5000 gia đình đằng sau. Tất cả đều cùng chung một chí hướng, một giá trị cốt lõi thì mới tồn tại đến ngày nay và phát triển cho mai sau.

Cuối cùng, anh phải có khát vọng làm giàu và biết cách để làm giàu. Anh chưa biết làm giàu cho anh thì làm sao biết làm giàu cho xã hội, cho đất nước? Thân anh chưa lo xong thì làm sao anh lo được cho gia đình, cho hàng ngàn nhân viên của mình? Muốn thế thì ngay bản thân anh cũng không bao giờ được ngừng làm việc, ngừng học hỏi. Tôi giờ này ngoài 60 rồi mà không ngày nào tôi không làm việc 12-15 tiếng. Tôi không lấy làm tự hào vì bản thân tôi hay THP là số ít doanh nghiệp gia đình lớn ở Việt Nam, tôi sẽ tự hào vì Việt Nam đang và sẽ có nhiều doanh nghiệp gia đình cập nhật thay đổi theo xu hướng mới để vươn lên lớn mạnh. Suy cho cùng, càng nhiều doanh nghiệp gia đình phát triển mạnh thì bản sắc và khí phách Việt Nam càng vững vàng hơn. Vì thế tôi không bao giờ ngại những buổi đi chia kinh nghiệm khởi nghiệp hay là chuyện kinh doanh với các start up và doanh nghiệp gia đình dù lớn hay nhỏ.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Tự tay thực hiện cách làm mứt bí đơn giản nhất ngay tại nhà

Tự tay làm món mứt bí xanh thơm ngon thì còn gì tuyệt vời hơn, vừa hợp khẩu vị cho cả nhà, đảm bảo vệ sinh, lại an toàn sức khỏe. Cùng bắt tay vào thực hiện ngay cách làm món mứt bí đơn giản mà lại rất được yêu thích thôi nào.

Cách làm mứt bí xanh thơm ngon ai cũng thích mê

Bí không chỉ có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, mà nó còn rất tốt cho sức khỏe, giúp giảm được lượng mỡ nạp quá nhiều trong các ngày Tết. Cầm một miếng mứt bí trên tay, thưởng thức thêm một ngụm trà ngon, không khí ngày Tết thật nhàn nhã biết bao sao một năm vội vã.

Mứt bí thơm ngon cho cả nhà đón Tết cổ truyền.

Nguyên liệu

  • 500gr bí xanh
  • 250-300gr đường kính trắng
  • 15gr phèn chua
  • 1,5 lít nước vôi trong
  • 1/2 ống vani

Cách làm

-Bí xanh gọt bỏ vỏ, thái miếng dài khoảng 5-7cm.
- Ngâm bí với nước vôi để qua đêm. Sau đó vớt bí ra rửa lại 2-3 lần nước sạch để loại bỏ mùi vôi.

>>>>>Nguồn sưu tầm: http://vietnammoi.vn/tu-lam-mut-bi-don-tet-vua-ngon-vua-sach-17336.html

-Đun sôi phèn chua với khoảng 1,5 lít nước, cho bí vào luộc sơ (3-4 phút), sau đó vớt bí ra và rửa bằng nước lạnh để loại bỏ mùi phèn.
- Ướp bí với đường khoảng 2-3 tiếng hoặc đến khi đường tan hết.

- Cho bí và nước đường ướp bí vào chảo, sên lửa vừa. Thỉnh thoảng dùng đũa hoặc muỗng gỗ đảo đều để đường ngấm đều vào từng miếng bí. Chú ý đảo nhẹ tay.
- Khi thấy nước đường gần cạn thì hạ lửa nhỏ liu riu và đảo liên tục đến khi thấy miếng bí khô và đường kết tinh trắng và bám đều vào bí bí thì tắt bếp, bỏ vani vào mứt bí và đảo đều khoảng 2 phút rồi cho ra đĩa. 

Đợi mứt nguội hẳn rồi bỏ vào hũ có nắp kín để bảo quản. 

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Cổ động viên cháy hết mình khi U23 Việt Nam giành chiến thắng

Chỉ đợi cho đến khi loạt penalty cân não giữa U23 Việt Nam và U23 Qatar kết thúc với tỷ số 4-3, các CĐV cả 3 miền tổ quốc lại có dịp đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của các cầu thủ trẻ với chiến tích lọt vào trận chung kết U23 châu Á.

>>> Nguồn: http://vietnammoi.vn/nhung-co-dong-vien-dac-biet-trong-dem-bung-no-cung-u23-viet-nam-75350.html




Một cựu chiến binh ăn mừng chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam. Ảnh: Facebook

Thủ đô Hà Nội



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xuống đường ăn mừng cùng nhân dân cả nước. Ảnh: Facebook



Sự xuất hiện của PTT đã khiến không khí xung quanh trở nên náo nhiệt hơn. Ảnh: Facebook



Cùng hòa vào dòng xe của các CĐV đi diễu hành. Ảnh: Facebook



Các CĐV lại đốt pháo sáng ăn mừng như hôm thứ Bảy tuần trước trên phố Hai Bà Trưng. Ảnh: Zing



Khắp đường phố Hà Nội tràn sắc đỏ của cờ và pháo. Ảnh: Zing



Đủ mọi dụng cụ được đem ra để tạo ra âm thanh cổ vũ. Ảnh: Zing



Các tuyến phố trung tâm dày đặc người và cờ tổ quốc. Ảnh: Vietnamnet



Một số người đứng cả lên đài phun nước ăn mừng. Ảnh: Vietnamnet



Lực lượng CSCĐ và CSGT được bố trí tăng cường để đảm bảo an ninh trật tự. Ảnh: Vietnamnet



Bờ hồ Hoàn Kiếm chật cứng người và xe. Ảnh: Vietnamnet

TP Hải Phòng



Người dân đốt pháo sáng tại SVĐ Lạch Tray. Ảnh: Vietnamnet



Các du khách nước ngoài được dịp ăn mừng cùng người dân Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet



TP Đà Nẵng



Người dân đổ ra đường sau khi trận đấu kết thúc. Ảnh: Vnexpress



Các CĐV được dịp thể hiện tình yêu dành cho đội tuyển sau chiến thắng. Ảnh: Vnexpress



Lực lượng chức năng chốt chặn tại Cầu Rồng đảm bảo tình hình an ninh trật tự. Ảnh: Vnexpress

TP Hồ Chí Minh



Khu vực quanh Nhà thờ đầy rừng cờ và xe của các CĐV. Ảnh: Zing



Một CĐV "bắt nhịp" cho đoàn xe xung quanh cổ vũ. Ảnh: Zing



Rừng "cờ đỏ sao vàng" đổ về phía trung tâm. Ảnh: Zing



Khu vực Ngã 6 Phù Đổng (Quận 1). Ảnh: Vnexpress



Nữ CĐV với nụ cười rạng rỡ. Ảnh: Zing



Đoàn cổ vũ đặc biệt ở Bình Dương. Ảnh: Vnexpress



Một CĐV khuyết tật chung vui trên đường phố. Ảnh: Vnexpress



Chưa bao giờ không khí lễ hội đường phố lại diễn ra thường xuyên trên cả nước như vậy. Ảnh: Zing

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha

CHỦ ĐỀ: Doanh nhân Trần Ngọc Bích - Giám đốc Tân Hiệp Phát

Cô con gái chắt chiu suốt 10 năm viết sách tặng cha

Trần Uyên Phương tốt nghiệp quản trị kinh doanh tại Singapore, tham gia vào Tân Hiệp Phát từ những vị trí thấp nhất để vươn lên vị trí Phó Tổng Giám Đốc như hiện tại. Ít ai ngờ rằng, một doanh nhân như Trần Uyên Phương lại có thể trình làng một tác phẩm đầu tay đầy lôi cuốn và thú vị về những góc khuất của gia tộc, những chia sẻ của người cha về cuộc đời, về triết lý sống, triết lý kinh doanh.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 2.
Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 3.
Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 4.

Rất có thể là, nhiều người trong chúng ta đang cảm thấy mệt mỏi khi với sự hiện đại của xã hội bây giờ, người ta thường nói nhiều về khoảng cách thế hệ, về sự thực dụng, hay chuyện xem nhẹ những tình cảm có sự gắn kết, đặc biệt là tình thân. 

Đúng là có những khi, cố ý hay vô tình, những mệt mỏi, áp lực từ cuộc sống đã khiến ta bỏ quên chính ngôi nhà mỗi ngày vẫn có người đợi cửa, chờ mình về ăn bữa cơm. Sự vô tâm khiến ta quên mất nơi đó luôn có bố mẹ che chở và bao dung, hi sinh và nhẫn nại. 

Cứ mải mê lao đầu theo vòng xoay cơm áo gạo tiền, mải mê để cho cuộc sống cuốn mình đi mà quên rằng chính gia đình, chính bố mẹ mới là những người đầu tiên cần mình chăm sóc, cần mình yêu thương và bảo vệ.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 5.
Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 6.

Bao lâu rồi bạn không nói xin lỗi và cảm ơn? Sinh nhật bố, mẹ mình bạn có nhớ? Món quà gần đây nhất mà bạn tặng bố? Lần gần nhất bạn ngồi quây quần với bố mẹ ăn bữa cơm nhà? Hay câu "con yêu bố", "con yêu mẹ" đã bao giờ bạn nói? Bạn có biết sắp tới đây sẽ là Ngày của cha? Rồi Ngày gia đình Việt Nam cận kề, bạn cũng có để ý? Bạn sẽ làm gì cho gia đình mình trong những ngày lễ đó?

Vẫn biết cuộc sống, công việc, học hành biết bao bận rộn, lo toan. Nhưng gia đình mãi là cái nôi, là điều tốt đẹp và quý giá nhất chúng ta có trong đời dù sang hay hèn, giàu hay nghèo, dù đang đứng trên đỉnh cao hay trắng tay, thất bại. 

Có rất nhiều cách để bày tỏ, nhưng sao càng sống cuộc sống văn minh và hiện đại, chúng ta lại càng giấu đi tình cảm của mình với những điều ruột thịt và thiêng liêng nhất như tình thân?

Vẫn biết là bố mẹ chẳng màng đến việc nhận lại bất cứ điều gì khi luôn hi sinh. Chỉ cần con hạnh phúc và bình yên, mẹ cha sẵn sàng làm tất cả. Nhưng có hiểu lòng cha mẹ bạn mới biết, ai mà chẳng cảm thấy được yêu thương, an ủi và tự hào khi có con cái sẻ chia, quan tâm.

Có một cô con gái đã chọn cách viết một cuốn sách trong suốt 10 năm để tặng cha. Tình thân mãi là một điều thiêng liêng, không so đo, không đong đếm. 

Và vì là tình thân, nên trên đời này không gì có thể diễn tả xúc động hơn, chân thật hơn tình cảm tuyệt đẹp đó như cách một cô con gái viết về cha, về mẹ, về cả gia tộc mình mà không ngại dèm pha, không hề giấu diếm.

Ghi chép, chắt chiu cả thập kỷ, lựa chọn đúng dịp Ngày của cha và Ngày gia đình Việt Nam để ra mắt, món quà đầy yêu thương và sự trân trọng này lại càng thêm ý nghĩa. Đó chính là cuốn "Chuyện của Dr.Thanh" của Trần Uyên Phương viết cho cha mình là doanh nhân Trần Quí Thanh.

Viết sách vì tình thân, chứ không biện minh cho những ồn ào

Suốt gần 10 năm ròng rã thu thập tư liệu bằng cách trò chuyện với cha, với những người thân thiết xung quanh ông để nghe được những câu chuyện từ thời mình chưa sinh ra hay từ bé chưa biết gì; rồi có những lúc phải lục tung quá khứ để viết lại những biến cố của gia đình từ sóng gió, đổ vỡ, nguy cơ thất bại, những vụ kiện "long trời lở đất" để có được những ngày tạm gọi là "bình an" như ngày hôm nay... Trần Uyên Phương đã viết cuốn sách này bằng tất cả tình yêu và lòng kính trọng, sự nể phục như thế.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 7.

"Trên đời ai cũng có cha mẹ, và tôi muốn viết quyển sách này khi còn có thể làm được điều đó" - lời chia sẻ này từ Trần Uyên Phương thực sự khiến tất cả những người nghe xúc động. Cách đây 3 năm, khi mẹ bị bệnh nan y tưởng không qua được, Phương lại càng tự thôi thúc mình hoàn thành cuốn sách để tặng ba mẹ khi còn có thể.

Câu chuyện đằng sau một trong những doanh nghiệp giữ quyền lực hàng đầu của lĩnh vực kinh doanh nước giải khát trên thị trường Việt Nam và châu Á; rồi chân dung được lột tả chân xác và trần trụi của doanh nhân Trần Quí Thanh từ góc nhìn chính cô con gái ruột... những điều này đã quá đủ để người đọc tò mò và muốn tìm hiểu về "Chuyện nhà Dr.Thanh". 

Sẽ có người cho rằng con gái trưởng của người sáng lập tập đoàn Tân Hiệp Phát viết cuốn sách này để biện minh cho những ồn ào, sóng gió một thời khi những từ khoá "Tân Hiệp Phát", "Dr Thanh", kỳ án "con ruồi" tạo nên những "cơn sóng" thông tin bão tố quá nóng bỏng với dư luận. Nhưng không, không một lời biện hộ nào cả. 

Cuốn sách là những dòng cảm xúc, những suy nghĩ, ghi chép được gom góp bằng mọi sự kính nể, trân trọng và yêu thương của Trần Uyên Phương khi viết về gia đình mình.

Doanh nhân Trần Quí Thanh cũng chia sẻ: "Con gái của mình mà, nó viết cái gì làm cái gì mà mình không vui? Dù chỉ 1 lá thư mình còn cảm động huống hồ là 1 cuốn sách. Ngày nhỏ mình nghiêm khắc với nó vậy đâu nghĩ lớn lên nó tình cảm đến vậy? Cũng có nghĩ dư luận có thể sẽ lên tiếng con khen cha giống cả nhà khen nhau, nhưng thôi, tình cảm chân thực sẽ chiến thắng mọi điều tiếng. Bây giờ vợ chồng tôi đang rất hãnh hiện đón nhận tình cảm của con mình, còn hơn lúc mình nằm xuống rồi nó mới viết có đốt xuống chắc gì mình đọc được, chắc gì mình hạnh phúc được như giờ".

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 8.
Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 9.

Như lời tự sự, trong suốt quãng thời gian nửa đầu tuổi trẻ, Trần Uyên Phương luôn băn khoăn về tình cảm của những người trong gia đình, những giá trị nền tảng của chính ra đình mình. Có những điều hiển hiện trước mặt, nhưng hình như bản chất lại không phải như vậy. 

Ông Trần Quí Thanh, nhân vật nguyên mẫu trung tâm của cuốn tư truyện là một người cha, nghiêm khắc, đôi khi đến mức nghiệt ngã khiến có lúc chính cô con gái của mình cảm thấy bị tổn thương.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 10.

Trong cuốn sách viết tặng cha mình nhân Ngày của cha, Trần Uyên Phương thổ lộ: "Trong quá khứ nhiều lúc tôi sợ ba, nhưng cũng ghét ba vì tôi chỉ quan tâm đến tính huyết thống và đinh ninh thế mới gọi là gia đình. 

Tôi thấy ba dành quá ít thời gian và tình thương cho chính gia đình thân yêu của mình".  Thế nhưng "Sống với ba, điều làm tôi luôn cảm thấy mình nhỏ bé, không phải vì ba là cha nên luôn lớn hơn, cũng không phải vì ba là doanh nhân thành đạt, người thầy tận tâm chỉ dạy cho tôi, mà vì chưa bao giờ tôi nghe ba kể lể hay trách cứ bất cứ ai đã đi qua trong cuộc đời ông. 

U23 Việt Nam chiến thắng và màn ăn mừng xuyên màn đêm của CĐV Việt

>>> Xem tin mới nhất về: U23 Việt Nam: Video trực tiếp, lịch thi đấu, tin tức bóng đá U23 Châu Á

Chỉ đợi cho đến khi loạt penalty cân não giữa U23 Việt Nam và U23 Qatar kết thúc với tỷ số 4-3, các CĐV cả 3 miền tổ quốc lại có dịp đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của các cầu thủ trẻ với chiến tích lọt vào trận chung kết U23 châu Á.



Một cựu chiến binh ăn mừng chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam. Ảnh: Facebook

Thủ đô Hà Nội



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xuống đường ăn mừng cùng nhân dân cả nước. Ảnh: Facebook



Sự xuất hiện của PTT đã khiến không khí xung quanh trở nên náo nhiệt hơn. Ảnh: Facebook



Cùng hòa vào dòng xe của các CĐV đi diễu hành. Ảnh: Facebook



Các CĐV lại đốt pháo sáng ăn mừng như hôm thứ Bảy tuần trước trên phố Hai Bà Trưng. Ảnh: Zing



Khắp đường phố Hà Nội tràn sắc đỏ của cờ và pháo. Ảnh: Zing



Đủ mọi dụng cụ được đem ra để tạo ra âm thanh cổ vũ. Ảnh: Zing



Các tuyến phố trung tâm dày đặc người và cờ tổ quốc. Ảnh: Vietnamnet



Một số người đứng cả lên đài phun nước ăn mừng. Ảnh: Vietnamnet



Lực lượng CSCĐ và CSGT được bố trí tăng cường để đảm bảo an ninh trật tự. Ảnh: Vietnamnet



Bờ hồ Hoàn Kiếm chật cứng người và xe. Ảnh: Vietnamnet

TP Hải Phòng



Người dân đốt pháo sáng tại SVĐ Lạch Tray. Ảnh: Vietnamnet



Các du khách nước ngoài được dịp ăn mừng cùng người dân Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet



TP Đà Nẵng



Người dân đổ ra đường sau khi trận đấu kết thúc. Ảnh: Vnexpress



Các CĐV được dịp thể hiện tình yêu dành cho đội tuyển sau chiến thắng. Ảnh: Vnexpress



Lực lượng chức năng chốt chặn tại Cầu Rồng đảm bảo tình hình an ninh trật tự. Ảnh: Vnexpress

TP Hồ Chí Minh



Khu vực quanh Nhà thờ đầy rừng cờ và xe của các CĐV. Ảnh: Zing



Một CĐV "bắt nhịp" cho đoàn xe xung quanh cổ vũ. Ảnh: Zing



Rừng "cờ đỏ sao vàng" đổ về phía trung tâm. Ảnh: Zing



Khu vực Ngã 6 Phù Đổng (Quận 1). Ảnh: Vnexpress



Nữ CĐV với nụ cười rạng rỡ. Ảnh: Zing



Đoàn cổ vũ đặc biệt ở Bình Dương. Ảnh: Vnexpress



Một CĐV khuyết tật chung vui trên đường phố. Ảnh: Vnexpress



Chưa bao giờ không khí lễ hội đường phố lại diễn ra thường xuyên trên cả nước như vậy. Ảnh: Zing