Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

Novaland thành công gọi vốn thêm 2.000 tỷ đồng, xuất hiện tại dự án 'đắp chiếu' 13 năm liền kề Phú Mỹ Hưng

 Trong tháng 2/2022, Novaland công bố đã huy động thêm 2.000 tỷ đồng thông qua hai lô trái phiếu phát hành vào cuối năm ngoái. Mới đây, doanh nghiệp xuất hiện tại một dự án 'đắp chiếu' 13 năm liền kề KĐT Phú Mỹ Hưng với tư cách là nhà phát triển.

Từ đầu tháng 2/2022 tới nay, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) liên tiếp công bố huy động thành công 2.000 tỷ đồng thông qua hai lô trái phiếu cuối cùng trong năm 2021.

Cụ thể, lô 1.000 tỷ đồng thứ nhất được Novaland huy động vào ngày 18/11/2021 thông qua phát hành 10 triệu trái phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/tp với kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn vào ngày 18/5/2023.

Lô 1.000 tỷ đồng còn lại được Novaland huy động vào ngày 24/12/2021 thông qua phát hành 10.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/tp với kỳ hạn 12 tháng, đáo hạn vào ngày 24/12/2022, lãi suất cố định 10%/năm. Tài sản đảm bảo của lô trái phiếu này là 15,2 triệu cổ phần Novaland thuộc sở hữu của CTCP NovaGroup.

Theo nghị quyết mà Hội đồng cổ đông công ty công bố ngay trước thời điểm phát hành trái phiếu lần thứ 14 trong năm 2021, toàn bộ số tiền thu được sẽ dùng để tăng vốn góp vào Công ty TNHH Bất động sản Gia Đức, doanh nghiệp do Novaland nắm 99,99% vốn điều lệ, để thực hiện đầu tư, xây dựng và phát triển các dự án. 

Ngoài nguồn tiền từ đợt phát hành trái phiếu này, Novaland cũng cho biết sẽ góp thêm 180 tỷ đồng cho BĐS Gia Đức từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.

Lễ khởi động lại dự án đã được diễn ra vào ngày 22/2 vừa qua, có sự xuất hiện của ông Phan Thành - con trai cả của ông Phan Quang Chất, sở hữu tòa nhà Saigon Square, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Sài Gòn. 

Novaland thành công gọi vốn thêm 2.000 tỷ đồng, xuất hiện tại dự án 'đắp chiếu' 13 năm liền kề Phú Mỹ Hưng - Ảnh 1.

Bài đăng trên tài khoản FB có tích xanh của ông Phan Thành. (Ảnh chụp màn hình).

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

Cổ đông của sân golf rộng gần 200 ha tại TP Hòa Bình gọi vốn trăm tỷ

 Hạ tầng An Việt hiện là cổ đông tại CTCP Golf An Việt Hòa Bình - chủ đầu tư dự án sân golf Phúc Tiến tại TP Hòa Bình.

Ngày 14/2, CTCP Đầu tư và Phát triển Hạ tầng An Việt đã hoàn tất đợt phát hành 1.799 trái phiếu với tổng giá trị khoảng 180 tỷ đồng. Lô trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào 18/11/2024.

Theo tìm hiểu của người viết, Hạ tầng An Việt được thành lập vào tháng 4/2014 với vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng, bao gồm 5 cổ đông: CTCP Đầu tư Toàn Cầu (40%); ông Nguyễn Kháng Chiến (40%); ông Nguyễn Văn Phương (5%); bà Nguyễn Thị Minh Phượng (5%) và bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt (10%).

Hiện nay, Hạ tầng An Việt có trụ sở tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Ngô Văn Chánh.

Ông Ngô Văn Chánh đồng thời cũng đang đứng tên tại một số doanh nghiệp khác, đáng chú ý có CTCP Golf An Việt Hòa Bình - chủ đầu tư của dự án sân golf Phúc Tiến tại Hòa Bình.

Còn tiếp...

Mời bạn tham khảo: https://vietnammoi.vn/co-dong-cua-san-golf-rong-gan-200-ha-tai-tp-hoa-binh-goi-von-tram-ty-20220223105434389.htm

Hơn 5.000 tỷ đồng trái phiếu hé lộ về cái bắt tay của các tập đoàn đa ngành

 Trong giai đoạn 6/12/2021-14/2/2022, CTCP Tập đoàn R&H đã phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng vốn huy động của doanh nghiệp trong thời gian qua lên 5.150 tỷ đồng.


Trước đó trong năm 2021, doanh nghiệp này đã có ba đợt phát hành trái phiếu để bổ sung vốn hoạt động; thực hiện các hoạt động mua bán, sáp nhập công ty, đầu tư vào các công ty hoặc hợp tác kinh doanh, phát triển các dự án bất động sản (BĐS).

Toàn bộ số trái phiếu của R&H được phát hành trong năm cũ do một công ty chứng khoán mua lại. Hai lô trái phiếu gần nhất có giá trị 1.500 tỷ đồng do CTCP Chứng khoán Tiên Phong thu xếp.

R&H được thành lập vào đầu tháng 8/2019, ngành nghề chính là kinh doanh BĐS và có trụ sở tại Hà Nội. Trên website, R&H giới thiệu doanh nghiệp hoạt động đa ngành, gồm 6 lĩnh vực: M&A, đầu tư và phát triển BĐS cao cấp, xây dựng dân dụng công nghiệp và nội thất, đầu tư năng lượng sạch, đầu tư phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ và quản lý vận hành các khu nhà ở hạng sang.

Từ năm 2020, R&H bắt đầu đẩy mạnh phát triển lĩnh vực BĐS với ba phân khúc: Nghỉ dưỡng; đô thị và nhà phố; khu nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, doanh nghiệp tham gia làm nhà đầu tư/nhà phát triển/nhà đầu tư chiến lược hoặc đơn vị đồng hành phát triển các dự án như Grand Mercure Hạ Long Hotel & Resort, Parahills Resort, Grand Mercure Phú Yên, Viên Nam Ecolodge, Viên Nam Resort,...
Cái bắt tay của các tập đoàn đa ngành


Ông Trương Quang Minh, Chủ tịch HĐQT R&H, đồng thời là Chủ tịch HĐQT VINAHUD. (Ảnh: rhgroup.vn).

Từ vốn điều lệ 999 tỷ đồng tại thời điểm thành lập, R&H đã tăng vốn lên 1.450 tỷ đồng vào tháng 10 năm ngoái. Theo thông tin cập nhật gần nhất, doanh nghiệp do ông Trương Quang Minh làm Chủ tịch HĐQT. Cuối tháng 4/2021, ông Trương Quang Minh được bầu làm Chủ tịch CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô Thị VINAHUD (Mã: VHD).

Tính đến nay, tập đoàn R&H có 8 công ty thành viên: CTCP R&H Invest, CTCP R&H Power, CTCP R&H Construction, CTCP Trồng cây kiểng xuất khẩu Phú Yên, CTCP Beru Group, CTCP Nghỉ dưỡng Viên Nam, Công ty TNHH Tư vấn và Thiết kế nội ngoại thất Lines Design, CTCP Đầu tư và Xây dựng Phú Xuân Hải.

Trong đó, Beru Group là chủ đầu tư dự án Parahills Resort được giới thiệu ra thị trường vào cuối năm 2020. Dự án này ở Hòa Bình, có diện tích 67.000m2, bao gồm 135 biệt thự, khối khách sạn và khu dịch vụ tiện ích.

Doanh số mở bán mới đạt đỉnh, BSC dự báo nhiều doanh nghiệp BĐS tăng trưởng lãi trên 25%

 Theo Chứng khoán BSC, ngành BĐS dự báo tăng trưởng mạnh năm 2022 khi giá trị mở bán mới của nhiều doanh nghiệp đạt mức đỉnh. Nhiều đơn vị như Vinhomes, Novaland, Nam Long, Đất Xanh, Khang Điền, An Gia... có thể ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trên 25%.

Doanh số mở bán mới của nhiều doanh nghiệp BĐS dự báo đạt đỉnh năm 2022

Theo báo cáo triển vọng ngành năm 2022 mới đây của Chứng khoán BSC, ngành bất động sản được đánh giá khả quan nhờ hưởng lợi từ việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công của chính phủ và kỳ vọng tiến độ xử lý quy trình pháp lý được đẩy nhanh.

Cùng với việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa các khu đô thị vệ tinh, đồng thời đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Điều này phù hợp với xu hướng đầu tư làm dự án ở các đô thị vệ tinh và tỉnh thành cấp 2-3 của nhiều doanh nghiệp bất động sản như Vinhomes (VHM), Novaland (NVL), Nam Long (NLG), Phát Đạt (PDR), Đất Xanh (DXG), An Gia (AGG) hay Văn Phú - Invest (VPI).

Ngoài ra, nửa cuối năm 2021, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động bán hàng bị hoãn lại, từ đó, nguồn cung sẽ được đẩy dồn sang năm 2022. Mặt khác, tiến độ thi công dự án bị đình trệ và việc bàn giao dự án bị đẩy sang năm 2022, tạo thuận lợi cho việc ghi nhận mức tăng trưởng khả quan trong năm 2022.

Ngoài ra, hầu hết doanh nghiệp tập trung tích lũy, gia tăng quỹ đất thông qua các hoạt động đấu giá, M&A trong giai đoạn 2019 - 2021.

Do đó, giá trị mở bán mới năm 2022 dự kiến ghi nhận mức tăng trưởng mạnh so với giai đoạn 2018 - 2021. Đồng thời, giá trị mở bán mới của một số doanh nghiệp được dự báo đạt mức đỉnh trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, qua đó đảm bảo triển vọng lợi nhuận giai đoạn 2023 - 2025.

BSC: Giá trị presales của doanh nghiệp BĐS sẽ đạt mức đỉnh trong giai đoạn 5 năm trở lại đây - Ảnh 1.

Giá trị mở bán mới của một số doanh nghiệp BĐS niêm yết. (Nguồn: Chứng khoán BSC).

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/doanh-so-mo-ban-moi-dat-dinh-bsc-du-bao-nhieu-doanh-nghiep-bds-tang-truong-lai-tren-25-20220221175654504.htm

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

TP Bắc Ninh sẽ có khu đô thị Tây Bắc gần 46 ha

 Khu đô thị Tây Bắc TP Bắc Ninh sẽ có các loại hình nhà ở gồm nhà liền kề, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, nhà ở có sân vườn, nhà ở chung cư...

Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu đô thị Tây Bắc, TP Bắc ninh thuộc ranh giới đồ án quy hoạch phân khu khu đô thị mới Tây Bắc TP Bắc Ninh.

Dự án sẽ có diện tích khoảng 45,6 ha, quy mô dân số 10.600 người, thuộc địa phận phường Hòa Long, TP Bắc Ninh. Tại dự án sẽ có các loại hình nhà ở gồm nhà liền kề, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, nhà ở có sân vườn, nhà ở chung cư... 

TP Bắc Ninh sẽ có khu đô thị Tây Bắc gần 46 ha - Ảnh 1.

Một góc TP Bắc Ninh. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Bên cạnh đó, 20% diện tích dự án sẽ được bố trí xây dựng nhà ở xã hội; xây dựng công trình thương mại, dịch vụ cao tầng; công trình văn hóa - thể thao; công viên cây xanh cấp đô thị; khu công viên, vui chơi giải trí; công trình giáo dục...

Văn bản cũng nhấn mạnh, việc triển khai không gian, kiến trúc cảnh quan của dự án phải cụ thể hóa được ý tưởng "con đường gió và nước", các khu công viên, công trình cao tầng phải tạo điểm nhấn cho TP Bắc Ninh.

Thời gian lập đồ án quy hoạch dự án không quá 6 tháng kể từ ngày duyệt nhiệm vụ quy hoạch, Sở Xây dựng Bắc Ninh được giao là cơ quan thẩm định đồ án.

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2022

Doanh nghiệp nhà đại gia Đức 'Cá Tầm' hoàn tất gọi vốn 2.500 tỷ đồng

 CTCP Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh - chủ đầu tư Khu đô thị Cam Ranh City Gate vừa phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu.

Doanh nghiệp nhà đại gia Đức 'Cá Tầm' hoàn tất gọi vốn 2.500 tỷ đồng - Ảnh 1.

Một góc Vịnh Cam Ranh. (Ảnh tư liệu: Khải An).

Ngày 9/2, CTCP Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh đã hoàn tất phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn hai năm, đáo hạn vào 3/12/2023. Thông tin về trái chủ, lãi suất và mục đích phát hành không được công bố. 

Theo tìm hiểu, Nghỉ dưỡng Cam Ranh được thành lập vào tháng 12/2015 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, gồm hai cổ đông là CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Mefrimex (80%) và ông Đinh Đức Tuấn (20%).

Tại thời điểm ngày 15/12/2021, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trụ sở tại số 2 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật là ông Lê Anh Đức (Đức "Cá Tầm") - người sáng lập CTCP Cá tầm Việt Nam.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/doanh-nghiep-nha-dai-gia-duc-ca-tam-hoan-tat-goi-von-2500-ty-dong-20220221074033635.htm

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022

Tổng Công ty HUD liên tục bán vốn tại các đơn vị thành viên

 Từ đầu năm đến nay, Tổng công ty HUD lần lượt thông báo thoái vốn tại các công ty thành viên, liên kết như HUD1, HUD.VN và Hạ tầng Phú Quốc.

Tổng Công ty HUD liên tục bán vốn tại các đơn vị thành viên - Ảnh 1.

Trụ sở của HUD trên đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội. (Ảnh: HUD).

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá bán cổ phần của CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD1 (mã chứng khoán: HU1) do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) sở hữu.

Theo đó HUD bán đấu giá trọn lô 5,1 triệu cổ phần HUD1 với giá khởi điểm hơn 75 tỷ đồng/lô, tương ứng 14.716 đồng/cp. Phiên đấu giá dự kiến tổ chức vào 9h ngày 9/3.

HUD1 là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty HUD, được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước từ 3/12/2003.

HUD1 đã thi công một số công trình như Hanoi Flower Manision IV; Văn phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm Atextport; công trình Trưng tâm phát triển phụ nữ Việt nam; trụ sở làm việc Công ty máy tính; công trình nhà ở cao tầng CT1- Linh Đàm; gói thầu C1B – Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường tại Hải Phòng...

Tại thời điểm ngày 31/12/2021, HUD1 có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 688 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 539 tỷ đồng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/tong-cong-ty-hud-lien-tuc-ban-von-tai-cac-don-vi-thanh-vien-20220216125022606.htm

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

Tập đoàn Sunshine hoàn tất đợt huy động vốn đầu tiên trong năm 2022

 Tập đoàn Sunshine vừa gọi vốn thành công 2.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu.


Sunshine hoàn tất đợt huy động vốn đầu tiên trong năm 2022 - Ảnh 1.

Một dự án của nhóm doanh nghiệp Sunshine. (Ảnh: Sunshine Homes).

Ngày 10/2 vừa qua, CTCP Tập đoàn Sunshine đã hoàn tất phát hành lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng với kỳ hạn 6 năm, đáo hạn vào 31/12/2027. 

Đây là đợt phát hành trái phiếu đầu tiên trong năm 2022 của doanh nghiệp. Trước đó, trong năm 2021, Tập đoàn Sunshine đã có 3 đợt phát hành trái phiếu với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng.

Liên quan đến Sunshine, một thành viên của tập đoàn là CTCP Phát triển Sunshine Homes (mã chứng khoán: SSH) vừa hoàn tất việc nhận chuyển nhượng 94,4% cổ phần tại CTCP Đầu tư Xây dựng Xuân La, qua đó sở hữu dự án Khu chức năng đô thị Tây Tựu tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội do Xây dựng Xuân La làm chủ đầu tư.

Trước đó, vào tháng 12/2021, Sunshine Homes đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lạng Sơn để đề xuất nghiên cứu, khảo sát, tài trợ lập quy hoạch và đầu tư dự án tại huyện Cao Lộc.

Hải Dương xác định 24 dự án đô thị động lực quy mô hơn 10.000 ha

 Tổng quy mô 24 dự án khu đô thị là 10.791,2 ha; tổng diện tích đất ở đến năm 2030 khoảng 749,46 ha, tập trung chủ yếu tại TP Chí Linh và TP Hải Dương, huyện Thanh Miện.


Hải Dương xác định 24 dự án đô thị động lực quy mô hơn 10.000 ha - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Theo CTTĐT Hải Dương, tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương đã đồng ý về chủ trương cho phép một số nhà đầu tư nghiên cứu quy hoạch một số khu vực để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị xanh, thông minh; du lịch sinh thái, tâm linh và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

24 dự án được xác định là các dự án tạo động lực phát triển đối với kinh tế xã hội của địa phương; thu hút một bộ phận người dân các tỉnh lân cận đến sinh sống, đầu tư và đáp ứng nhu cầu chỗ ở của người lao động, chuyên gia người nước ngoài tại các khu, cụm công nghiệp. 

Vì vậy các dự án không tính toán, cân đối với nhu cầu phát triển nhà ở của địa phương theo quy mô dân số trong giai đoạn năm 2022 - 2030. Tổng quy mô 24 dự án là 10.791,2 ha; tổng diện tích đất ở đến năm 2030 khoảng 749,46 ha.

Trong đó, TP Hải Dương có 8 dự án (tổng diện tích 3.420 ha; tổng diện tích đất ở đến 2030 khoảng 287 ha); TP Chí Linh có 4 dự án (tổng diện tích 3.772 ha; tổng diện tích đất ở đến 2030 khoảng 129,5 ha);  một dự án tại huyện Nam Sách (quy mô 343 ha; diện tích đất ở đến 2030 là 30 ha); hai dự án huyện Cẩm Hà (quy mô 195,88 ha; diện tích đất ở đến 2030 là 44 ha); một dự án 863,5 ha tại huyện Thanh Hà, quy mô đến 2030 là 62 ha; huyên Thanh Miện có ba dự án (tổng diện tích 545 ha; tổng diện tích đất ở đến 2030 khoảng 58,5 ha);...

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

Năm Bảy Bảy đẩy mạnh đầu tư khu nghỉ dưỡng gần 125 ha tại Bình Thuận

 Từ năm ngoái đến nay, Năm Bảy Bảy cùng các công ty liên quan liên tục có động thái rót vốn vào dự án nghỉ dưỡng cao cấp tại tỉnh Bình Thuận.


Ngày 15/2 vừa qua, CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã chứng khoán: NBB) đã ký kết hợp đồng tín dụng với Vietcombank - chi nhánh Nam Bình Dương, hạn mức 900 tỷ đồng.

Theo Năm Bảy Bảy, số tiền huy động được sẽ dùng để đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp De Lagi tại tỉnh Bình Thuận. Kế hoạch này đã từng được công ty thông báo vào đầu tháng 1 trước đó. 

Về phần dự án De Lagi nói trên, theo báo cáo thường niên năm 2020 của Năm Bảy Bảy, dự án có tổng quy mô 124,7 ha với tổng vốn đầu tư 2.344 tỷ đồng. UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án này hồi tháng 8/2009. Tháng 1/2010, dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và đến tháng 10 cùng năm, quy hoạch này được chủ đầu tư công bố rộng rãi.

Trong năm 2021, Năm Bảy Bảy cùng các đơn vị liên quan đã liên tục rót vốn cho dự án này. Tháng 4/2021, công ty mẹ của Năm Bảy Bảy, CII đã  thông báo hỗ trợ tổng số vốn 405 tỷ đồng để CTCP Xây dựng Hạ tầng CII (mã chứng khoán: CEE), một đơn vị xây dựng cùng nhóm, thi công dự án. 




Đưa huyện Đông Anh lên quận vào năm 2023

 Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất cao tạo điều kiện tối đa cho huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm lên quận, riêng huyện Đông Anh phấn đấu hoàn thành mục tiêu này trong năm 2023, chậm nhất là năm 2024.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Anh về tình hình thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.

Người đứng đầu Đảng bộ thành phố yêu cầu cấp ủy, chính quyền huyện Đông Anh tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo tiền đề cho phát triển bền vững, lâu dài. Huyện đã đi rất đúng hướng khi tập trung đầu tư vào ba lĩnh vực trọng tâm mà thành phố đã chỉ đạo là y tế, giáo dục và văn hóa.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, huyện Đông Anh có vai trò, vị trí quan trọng trong quy hoạch phát triển tương lai của Thủ đô.

Cụ thể, thành phố dự kiến xây dựng một đô thị với trọng tâm là giao lưu kinh tế quốc tế, thương mại, dịch vụ, thể thao ở phía bắc sông Hồng gồm ba huyện Đông Anh, Mê Linh và Sóc Sơn; song song với thành phố phía tây với các trọng tâm phát triển về công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, văn hóa.

Trước mắt, Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất cao phải tạo điều kiện tối đa cho huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm lên thành quận trong nhiệm kỳ này; trong đó, Đông Anh phấn đấu hoàn thành mục tiêu này trong năm 2023, chậm nhất là năm 2024.

Ông Đinh Tiến Dũng cũng lưu ý huyện Đông Anh phải đốc thúc các chủ đầu tư đã được giao đất trên địa bàn nhanh chóng triển khai thực hiện dự án theo đúng quy hoạch, đúng quy định để khơi thông nguồn lực đất đai, tạo sức bật cho địa phương như dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia; dự án Đầu tư Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy...

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/dua-huyen-dong-anh-len-quan-vao-nam-2023-20220217101709711.htm

Doanh nghiệp Ấn Độ xây công viên dược quốc tế hơn 10 tỷ USD tại Hải Dương

 Vị trí đề xuất đầu tư công viên dược phẩm thuộc địa bàn các huyện Gia Lộc, Thanh Miện và Bình Giang, tổng diện tích quy hoạch khoảng 960 ha.


Sáng 15/2, lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã làm việc với các nhà đầu tư Ấn Độ về việc đầu tư dự án Công viên dược quốc tế tại Hải Dương. Đây là dự án có quy mô 960 ha, giá trị kinh phí đầu tư từ 10 đến 12 tỷ USD.

Sau khi khảo sát cụ thể một số địa điểm tại Việt Nam, các nhà đầu tư Ấn Độ là Công ty Sri Avantika Contractor Limited đã quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư tại Hải Dương. 

Vị trí đề xuất đầu tư thuộc địa bàn các huyện Gia Lộc, Thanh Miện và Bình Giang, tổng diện tích quy hoạch khoảng 960 ha. Đây là vị trí thuận lợi, tiếp giáp nút giao thông kết nối với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, thời gian di chuyển tới Hà Nội mất khoảng 25 phút, tới cảng Hải Phòng khoảng 50 phút, kết nối với các tỉnh trong khu vực thuận lợi; có tuyến đường sắt (quy hoạch) kết nối quốc tế. 

Ngoài ra, dự án nằm trong quy hoạch vùng công nghiệp trọng điểm, nhiều khả năng được Chính phủ chấp thuận là vùng kinh tế chuyên biệt với nhiều chính sách ưu đãi.

Doanh nghiệp Ấn Độ xây công viên dược quốc tế hơn 10 tỷ USD tại Hải Dương - Ảnh 1.

Địa điểm đề xuất đầu tư với diện tích khoảng 960 ha thuộc địa bàn các huyện Thanh Miện, Gia Lộc và Bình Giang. (Ảnh: CTTĐT Hải Dương).

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

TP HCM thí điểm 5 tuyến xe buýt điện đầu tiên

 Dự kiến sẽ có 5 tuyến xe buýt điện chạy quanh TP HCM từ quý I/2022, giá vé từ 3.000 đến 7.000 đồng/người.

UBND TP HCM vừa chấp thuận chủ trương thí điểm tổ chức 5 tuyến xe buýt điện trên địa bàn thành phố kể từ quý I năm nay. Thời gian thí điểm 24 tháng từ khi xe hoạt động. 

Theo đề xuất trước đó, giá vé dự kiến áp dụng 3.000 đồng mỗi lượt cho học sinh, sinh viên và 5.000 - 7.000 đồng với nhóm khách còn lại, tùy tuyến.

Về phương thức thực hiện, trong thời gian thí điểm, Sở GTVT thành phố vận dụng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đã được ban hành đối với các loại xe buýt CNG có sức chứa tương đương đang hoạt động trên địa bàn TP HCM để đặt hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện.

Tỷ lệ trợ giá/chi phí chiếm tỉ lệ 44,1% và sẽ được xem xét điều chỉnh theo quy định sau khi bộ định mức kỹ thuật, đơn giá xe buýt điện được thành phố ban hành. Về kinh phí trợ giá là nguồn vốn sự nghiệp (trợ giá xe buýt).

Kết thúc thí điểm, các đơn vị tổ chức tổng kết, đánh giá để đề xuất triển khai bước tiếp theo, đảm bảo phù hợp với thực tiễn của thành phố.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/tp-hcm-thi-diem-5-tuyen-xe-buyt-dien-dau-tien-20220216005909515.htm

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

Cận cảnh hai khu đất gần Quốc lộ 1A, bến xe Đức Long được TP Đà Nẵng đấu giá

 Khu đất ký hiệu A2-8 và A2-15 thuộc Khu E2 mở rộng – Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt đấu giá đợt 1, năm 2022.

Khu đất ký hiệu A2-8 sở hữu ba mặt tiền Liêm Lạc 5 - Trần Quốc Thảo - Trần Nam Trung

Theo quan sát của người viết, khu đất A2-8 đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. Khu đất có tầm nhìn ra sông Cái, cách khoảng 50m, Quốc lộ 1A khoảng 700 m, chợ Miếu Bông khoảng 2 km, trường học khoảng 1,5 km, trung tâm TP Đà Nẵng, sân bay khoảng 8 km, bến xe Đức Long khoảng 1,8 km, bãi tắm biển Tân Trà khoảng 5 km.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/can-canh-hai-khu-dat-gan-quoc-lo-1a-ben-xe-duc-long-duoc-tp-da-nang-dau-gia-20220212172930524.htm

Dòng tiền sẽ tiếp tục chảy mạnh vào bất động sản năm 2022?

 Trong năm 2021, nợ vay bất động sản xấp xỉ gần 700.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp địa ốc đã phát hành 214.440 tỷ đồng trái phiếu,... Sang năm 2022, dòng tiền được dự báo vẫn đổ mạnh vào bất động sản.

Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về tình hình thị trường bất động sản năm 2021, trong đó có số liệu thống kê dòng vốn chảy vào bất động sản.

Cụ thể, về tình hình cấp tín dụng bất động sản, dẫn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng cho biết tính đến 30/11/2021 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 690.075 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng thì tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ tín dụng (hiện khoảng 7%) vẫn trong ngưỡng an toàn.

Về tình hình phát hành trái phiếu, Bộ này cho biết, trong năm 2021, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 214.440 tỷ đồng trái phiếu, tương đương hơn 9 tỷ USD. Con số này gấp 3 lần so với năm 2020 là 71.000 tỷ đồng.

Lãi suất phát hành trái phiếu dao động trong khoảng 8 - 13%/năm. Tổng giá trị phát hành của nhóm doanh nghiệp bất động sản chiếm 36% tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, có khoảng có khoảng 29% giá trị trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu.

Theo Bộ Xây dựng, việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chuyển sang thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, lượng phát hành với quy mô lớn, lãi suất cao, không có tài sản bảo đảm sẽ tiềm ẩn rủi ro cho thị trường.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 3/12/2021 Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 8857 yêu cầu Bộ Tài chính kiểm tra và rà soát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm tránh những tiềm ẩn, rủi ro về việc huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Về nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, Bộ Xây dựng dẫn số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài công bố cho biết, tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam năm 2021 đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với hơn 2,6 tỷ USD (chiếm 8,3%). So với năm 2020 thì dòng vốn đổ vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản giảm khoảng 1,6 tỷ USD.

Nguyên nhân giảm là do tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, với tiềm năng và môi trường đầu tư được cải thiện thuận lợi hơn, Bộ Xây dựng cho rằng dòng vốn này sẽ được khơi thông, phát triển khi dịch bệnh được khống chế.


Dự chi gần 95 tỷ đồng/km làm cao tốc vành đai 4 - vùng Thủ đô, đi qua cầu Hồng Hà, Mễ Sở và cầu vượt sông Đuống

  Theo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô sẽ có chiều dài 112,8 km với tổng mức đầu tư dự kiến 94.127 tỷ đồng. Chỉ tiêu xây dựng 1 km đường 94,69 tỷ đồng/km. Tuyến đường sẽ đi qua hai cầu vượt sông Hồng là cầu Hồng Hà và cầu Mễ Sở và một cầu lớn vượt sông Đuống.

Sáng 14/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì Hội thảo trực tuyến "Tham gia ý kiến với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 -vùng Thủ đô Hà Nội".

Tạo không gian phát triển mới cho Hà Nội và toàn bộ vùng Thủ đô

Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh cho biết dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô có ý nghĩa tạo không gian phát triển mới cho Hà Nội và toàn bộ vùng Thủ đô, góp phần kết nối các tuyến đường quốc lộ, cao tốc hướng tâm, mà hiện nay tuyến đường vành đai 3 đang đảm nhiệm và quá tải trầm trọng.

"Khi có tuyến đường vành đai 4, sẽ giảm ùn tắc cho vành đai 3; góp phần phát triển đô thị 2 bên tuyến; phục vụ công tác an ninh, quốc phòng”, người đứng đầu chính quyền Hà Nội nhấn mạnh.

Dự chi gần 95 tỷ đồng/km làm cao tốc vành đai 4 - vùng Thủ đô, đi qua cầu Hồng Hà, Mễ Sở và cầu vượt sông Đuống - Ảnh 1.

Dự án vành đai 4 được kỳ vọng sẽ giúp mở rộng không gian phát triển cho Hà Nội và thúc đẩy kinh tế cho Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. (Đồ họa: Đức Bùi).

Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh đề nghị các đại biểu phát huy kinh nghiệm lãnh đạo, kiến thức khoa học, tầm nhìn vĩ mô, với tinh thần trách nhiệm, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng để giúp UBND TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi fự án, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/du-chi-gan-95-ty-dong-km-lam-cao-toc-vanh-dai-4-vung-thu-do-di-qua-cau-hong-ha-me-so-va-cau-vuot-song-duong-20220214162659494.htm

Hải Phòng đấu giá khu đất làm sân golf trong Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng

 Khu đất có tổng diện tích khoảng 1.358 m2 tại quận Đồ Sơn sẽ được đấu giá thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh sân golf thuộc quy hoạch Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng.


Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, Sở Tư pháp TP Hải Phòng vừa thông báo đấu giá quyền sử dụng đất thuê theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với khu đất thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh sân golf thuộc quy hoạch Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng.

Hải Phòng đấu giá khu đất làm sân golf trong Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng - Ảnh 1.

Ảnh: Geleximco.

Khu đất có tổng diện tích khoảng 1.358 m2 tại vị trí 4 đường Lý Thái Tổ đoạn từ ngã 3 khu I (phố Vạn Sơn – Lý Thái Tổ – Lý Thánh Tông), quận Đồ Sơn. Giá khởi điểm là 30,627 tỷ đồng. Tiền đặt trước là 6,125 tỷ đồng.

Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và quy định tại phương án đấu giá (ban hành kèm theo Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 20/1/2022 của UBND TP. Hải Phòng) đăng ký tham gia đấu giá tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP Hải Phòng.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

Bình Thuận: Rà soát, xử lý 32 dự án du lịch 'ì ạch' ở Bắc Bình trước 15/3

  Trên địa bàn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận có 32 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 7.900 tỷ đồng, song chưa có dự án nào đảm bảo tiến độ.

Bình Thuận: Rà soát, xử lý 32 dự án du lịch 'ì ạch' ở Bắc Bình trước 15/3 - Ảnh 1.

Một góc huyện Bắc Bình, Bình Thuận. (Ảnh: odt.vn).

Sáng nay 11/2, UBND tỉnh Bình Thuận đã có cuộc họp rà soát tình hình triển khai các dự án du lịch trên địa bàn huyện Bắc Bình, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 30/8/2021, trên địa bàn huyện Bắc Bình có 32 dự án du lịch được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, tổng diện tích 821,8 ha, tổng vốn đầu tư hơn 7.900 tỷ đồng. 

Qua rà soát, có 8 dự án đã tác động triển khai xây dựng nhưng tiến độ rất chậm và 24 dự án chưa triển khai. 

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, về nguyên nhân khách quan, khu vực này trước đây vướng khai thác cát đen do đó nhà đầu tư du lịch phải tạm dừng. Ngoài khu vực khai thác thì phần lớn các dự án đều nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản titan quốc gia theo Quyết định số 645 của Thủ tướng Chính phủ. 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/binh-thuan-ra-soat-xu-ly-32-du-an-du-lich-i-ach-o-bac-binh-truoc-15-3-20220211163008404.htm

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Bắt nguyên Chủ tịch tỉnh Bình Thuận cùng 4 người khác để điều tra sai phạm tại dự án Tân Việt Phát 2

 Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt tạm giam 5 bị can, trong đó có nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, để điều tra sai phạm xảy ra tại Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 (phường Phú Hài, TP Phan Thiết).


Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công An, ngày 10/2, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với 5 bị can.

Các bị can này bao gồm: 

- Ông Nguyễn Ngọc Hai, sinh ngày 31/12/1962, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Nơi thường trú và nơi ở hiện tại: đường Hùng Vương, khu phố 14, phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

- Ông Lương Văn Hải, sinh ngày 1/9/1960, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Nơi thường trú và nơi ở hiện tại: đường Thủ Khoa Huân, phường Phú Thủy, TP Phan Thiết.

- Ông Hồ Lâm, sinh ngày 10/10/1960, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận; Nơi thường trú và nơi ở hiện tại: đường Võ Chí Công, tổ 20, khu phố 2, phường Xuân An, TP Phan Thiết.

- Ông Lê Nguyễn Thanh Danh, sinh ngày 20/7/1980, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận; Nơi thường trú và nơi ở hiện tại: đường Thủ Khoa Huân, phường Phú Thủy, TP Phan Thiết.

- Ông Ngô Hiếu Toàn, sinh ngày 4/12/1977, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận. Nơi thường trú và nơi ở hiện tại: đường Phạm Hùng, phường Phú Hài, TP Phan Thiết.

Sai phạm tại dự án Tân Việt Phát 2, nguyên Chủ tịch tỉnh Bình Thuận bị bắt - Ảnh 1.

Một góc TP Phan Thiết. (Ảnh: Báo Bình Thuận).

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

Khởi động thực hiện dự án đường Vành đai 4

  Ngày 10/2, Hà Nội bàn phương án tiền khả thi đường vành đai 4. Theo đó, thành viên tổ công tác triển khai dự án được yêu cầu đóng góp ý kiến, hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ ngày 10/3.


Sáng 10/2, tổ công tác thực hiện dự án xây dựng đường vành đai 4 - vùng thủ đô - tổ chức phiên họp lần thứ nhất nhằm phân công nhiệm vụ và quyết nghị một số vấn đề liên quan đến đề xuất đầu tư của dự án.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Tổ trưởng Tổ công tác Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, đây là phiên họp đầu tiên nhằm phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Tổ công tác cũng như họp bàn quyết nghị phương án tiền khả thi đầu tư dự án để kịp thời trình Chính phủ, vào ngày 10/3 tới đây, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 

Đồng thời, ông Chu Ngọc Anh đề nghị các thành viên Tổ công tác, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan đến dự án, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung đóng góp ý kiến, rà soát hướng tuyến, quy mô đầu tư của dự án; rà soát việc điều phối ngân sách Trung ương và địa phương sao cho hợp lý, hài hòa và khả thi. 

Từ đó, Tổ công tác tổng hợp để có báo cáo giải trình về đề xuất đầu tư; đưa ra định hướng đầu tư đảm bảo chất lượng và đáp ứng tiến độ Chính phủ đã đề ra.

Bàn phương án tiền khả thi đường Vành đai 4 - Ảnh 1.

Lộ trình đường Vành đai 4. (Đồ họa: Alex Chu).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội (phần 1)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội đáng chú ý.

>>Xem thêm: https://vietnammoi.vn/chu-de/duong-se-mo-o-ha-noi-1274.htm

1. Khu đất từ đường 23 vào dự án khu nhà ở Minh Đức

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ đường 23 vào dự án khu nhà ở Minh Đức với diện tích khoảng 16.902,729 m2, dài khoảng 465 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Tiền Phong. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 2.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Tiền Phong nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 3.

Khu đất sắp thu hồi có điểm đầu ở TL23, tiếp giáp khu dân cư.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 4.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/nhung-khu-dat-sap-thu-hoi-de-mo-duong-o-xa-tien-phong-me-linh-ha-noi-phan-1-20220202155345391.htm