Theo Zing, tối 30/9, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, địa phương này vừa ghi nhận 14 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Họ là y bác sĩ của Phú Thọ hỗ trợ TP HCM chống dịch từ ngày 14/7 đến 22/9.
Ngay sau khi trở về tỉnh, đoàn đã được cách ly y tế đúng theo quy định, vì vậy không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Ngày 20/9, cả đoàn gồm 50 cán bộ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi trở về Phú Thọ, kết quả đều âm tính với SARS-CoV-2.
Đến khoảng 17h ngày 22/9, đoàn cán bộ y tế Phú Thọ lên chuyến bay số hiệu VN214 từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Chuyến bay này có cán bộ y tế của các tỉnh khác, trong đó, 5 trường hợp F0 thuộc đoàn tỉnh Quảng Ninh được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
CTCP Louis Capital (Mã chứng khoán: TGG) vừa thông tin kế hoạch mua lại 40% vốn của một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Thương mại Du lịch Tân Thành. Cụ thể, Louis Capital dự kiến mua 29,2 triệu cổ phần của Du lịch Tân Thành với giá 10.000 đồng/cp, theo đó giá trị thương vụ ước tính đạt gần 292 tỷ đồng.
Nếu giao dịch thành công, Thương mại Du lịch Tân Thành sẽ chính thức trở thành công ty liên kết của Louis Capital.
CTCP Thương mại Du lịch Tân Thành thành lập năm 2007, được giao cho đầu tư dự án Khu du lịch Hải Minh (The Long Hai Beach) quy mô hơn 50.000 m2 tại tỉnh lộ 44A, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng vốn đầu tư dự án ban đầu là 712 tỷ đồng.
Ngày 21/3/2010, dự án đã chính thức được khởi công xây dựng với sự kết hợp của Công ty TNHH Bất Động Sản Danh Khôi là đơn vị hợp tác, tư vấn và phát triển dự án, dự kiến hoàn thành giai đoạn I vào cuối năm 2011.
Dự án The Apus do CTCP Thương mại Du lịch Tân Thành làm chủ đầu tư, PPG Holdings làm đơn vị phát triển. (Ảnh: batdongsan.com).
Dù cầu Trần Hưng Đạo còn chưa chốt phương án kiến trúc, giới đầu cơ và môi giới đã rầm rộ sử dụng thông tin quy hoạch này để đẩy giá BĐS, thu hút nhà đầu tư.
Mới đây, UBND TP Hà Nội có quyết định chấp thuận giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định.
Đáng chú ý, dù UBND TP Hà Nội vẫn chưa chốt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo, nhưng giới đầu cơ, môi giới bất động sản đã rầm rộ sử dụng thông tin này để "tạo sóng" đầu tư tại thị trường quanh khu vực dự kiến có cầu đi qua.
Theo khảo sát trên các diễn đàn và trang thông tin về bất động sản, gần đây xuất hiện khá nhiều thông tin rao bán nhà đất, dự án "ăn theo" thông tin triển khai cầu Trần Hưng Đạo .
"Gần cầu Trần Hưng Đạo", "đón đầu cầu Trần Hưng Đạo", "ngay gần cầu Trần Hưng Đạo chuẩn bị khởi công xây dựng"... đó là lời mời chào được môi giới, chủ đất nêu ra như một lợi thế của các căn nhà trên phố Hồng Tiến, Tư Đình (quận Long Biên).
Đồng thời đã có hiện tượng đẩy giá tại những khu vực dự kiến cầu Trần Hưng Đạo giao cắt.
Trên Batdongsan.com.vn, một mảnh đất 40 m2 tại phố Hồng Tiến, được giới thiệu là "con phố tiềm năng số một tại Long Biên", "gần nút giao cầu Trần Hưng Đạo", có giá rao bán 250 triệu đồng/m2.
Một căn nhà khác cũng trên mặt phố Hồng Tiến, diện tích 480 m2, mặt tiền 20 m, được rao bán giá 97 tỷ đồng, tương đương 200 triệu đồng/m2.
Ngoài ra, không khó để tìm các mảnh đất khác trên phố Ái Mộ, Ngõ Trạm, Tư Đình... được rao bán với mức giá trên 150 triệu đồng/m2.
Nhận định về tác động của thông tin quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo đến giá cả, nguồn cầu thị trường bất động sản khu đông Hà Nội, bà Đỗ Thu Hằng,...
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam vừa công bố danh mục dự án có sử dụng đất cần tìm nhà đầu tư đối với hai khu nhà ở xã hội và khu dân cư trên địa bàn.
Đầu tiên là xây dựng Khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, được thực hiện tại ô đất 02-NOXH theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch phân khu xây dựng phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên.
Dự án có quy mô diện tích hơn 49.000 m2. Phần diện tích đất ở xây dựng chung cư và nhà liên kế khoảng 43.600 m2, còn lại là đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cây xanh, trường học,...
Công trình sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân và người lao động làm việc khu vực thị xã Duy Tiên và tỉnh Hà Nam nói chung.
Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 608 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, dự kiến triển khai đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025.
Hiện trạng khu đất chưa giải phóng mặt bằng, trong đó, đất nông nghiệp chiếm hơn 90% diện tích, còn lại là đất mặt nước và đất nghĩa trang.
Bộ Y tế ngày 28/9 đã có văn bản gửi Bí thư tỉnh ủy/thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Trong văn bản do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành, Bộ Y tế cho biết, đến ngày 27/9, cả nước đã tiêm được hơn 40,2 triệu liều vắc xin, trong đó có khoảng 23 triệu người đã được tiêm một liều vắc xin và 8,6 triệu người tiêm đủ hai liều vắc xin. Tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vắc xin đạt 43,9 %.
Từ ngày 6 đến ngày 15/9, trung bình cả nước tiêm được khoảng 1 triệu liều vắc xin/ngày. Tuy nhiên những ngày gần đây số vắc xin tiêm chủng hàng ngày có xu hướng giảm.
Theo Bộ Y tế, từ tháng 10 đến tháng 12 năm nay, Việt Nam có thể tiếp nhận số lượng vắc xin nhiều hơn so với thời gian trước.
Để đảm bảo sử dụng vắc xin đúng tiến độ, tăng nhanh diện bao phủ, Bộ Y tế đề nghị Bí thư tỉnh ủy/thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để triển khai tiêm vắc xin với số lượng lớn từ nay đến cuối năm 2021.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Tăng độ bao phủ mũi 1 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định.
10. Khu đất thuộc dự án đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn quận Hoàng Mai. Trong đó, đáng chú ý có khu đất thuộc dự án đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên với diện tích khoảng 113.422,317 m2, dài khoảng 3,3 km.
11. Khu đất mở rộng đường Lĩnh Nam từ CTI Vĩnh Hoàng đến Vành đai 3
Khu đất sắp thu hồi mở đường ở quận Hoàng Mai đáng chú ý có khu đất mở rộng đường Lĩnh Nam từ CTI Vĩnh Hoàng đến Vành đai 3 với diện tích khoảng 103.543,881 m2, dài khoảng 2,2 km.
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản toàn cầu đổ dồn sự chú ý về tập đoàn bất động sản Evergrande của tỷ phú Trung Quốc Hứa Gia Ấn.
Hoạt động kinh doanh bất động sản của công ty này chủ yếu theo phương thức: Mua đất từ chính quyền địa phương, xây dựng dự án và bán các căn hộ cho khách hàng trước khi hoàn thành. Số tiền thu về từ dự án được Evergrande kết hợp với vốn vay mượn thêm để mua đất cho dự án tiếp theo.
Từng là một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc, giờ đây công ty này đối mặt với nguy cơ sụp đổ vì khoản nợ khổng lồ lên đến hơn 300 tỷ USD.
Đáng nói, trước khi trở thành "bom nợ", Evergrande là doanh nghiệp bất động sản có doanh thu lớn thứ hai Trung Quốc, top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, sở hữu hàng ngàn dự án...
Tính đến cuối ngày 27/9, tỉnh Hà Nam ghi nhận tổng cộng 214 ca mắc COVID-19. Cộng dồn các đợt tiêm, tỉnh đã tiêm phòng cho 259.020 lượt người, số người đã tiêm mũi 2 là 38.793 người.
Từ 18h ngày 26/9 đến 18h ngày 27/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam đã phát hiện 35 trường hợp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, đã được Bộ Y tế gắn mã ca bệnh.
35 ca mắc COVID-19 mới này ghi nhận tại TP Phủ Lý, các huyện Lý Nhân, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục và thị xã Duy Tiên.
Như vậy, kể từ ca bệnh BN687470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào chiều 19/9, đến cuối ngày 27/9, Hà Nam ghi nhận 214 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.
Toàn tỉnh Hà Nam đang tiến hành cách ly phòng, chống dịch cho 13.649 người. Trong đó, 9.963 trường hợp cách ly tại nhà; 1.062 người tại các cơ sở cách ly tập trung; 2.500 người cách ly tại khu công nghiệp…
Tại Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2021, UBND TP Hà Nội cho biết, trong 8 tháng đầu năm, tổng số tiền trúng đấu giá đất trên địa bàn Thủ đô khoảng 4.890 tỷ đồng, đạt 20,7% kế hoạch.
Cũng trong 8 tháng, Hà Nội thu về 9.838 tỷ đồng tiền sử dụng đất (47,5% kế hoạch) và 3.677 tỷ đồng tiền thuê đất (63,2% kế hoạch). Đã thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng với 224 khu đất, diện tích gần 338 ha.
Thành phố đã giao đất dịch vụ được 40.534 hộ, đạt 80,5%, tương ứng 392 ha; còn 9.844 hộ chưa được giao, tương ứng 150 ha.
Một khu đất đấu giá ở Đông Anh, Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Huy).
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) hiện là một trong những doanh nghiệp đầu ngành bất động sản khu công nghiệp (KCN) với các dự án tiêu biểu như KCN Quế Võ (Bắc Ninh), KCN Tràng Duệ (Hải Phòng), KCN Tân Phú Trung, KCN Quang Châu, KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh...
Song, bên cạnh mảng BĐS công nghiệp, Kinh Bắc còn nắm một số dự án BĐS dân dụng với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Chứng khoán MBS mới đây đưa ra ước tính dòng tiền từ các đại dự án mà Kinh Bắc triển khai, trong đó có Khu đô thị (KĐT) Phúc Ninh tại Bắc Ninh và KĐT Tràng Cát tại Hải Phòng có thể đóng góp quá nửa vào tổng doanh thu cả năm của doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, dự án KĐT mới Phúc Ninh(Bắc Ninh) có tổng diện tích 114,55 ha, tổng mức đầu tư là 4.892 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng diện tích đã đặt chỗ là 9,9 ha, tương ứng tổng giá trị các thỏa thuận đặt chỗ, chưa bao gồm VAT đã ký kết là 1.666,3 tỷ đồng. Tổng diện tích đã ghi nhận doanh thu là 2,57 ha, tương ứng tổng doanh đã ghi nhận là 339 tỷ đồng. Tổng số tiền còn phải thu là 1.075 tỷ đồng.
Cầu Phước An nối Bà Rịa - Vũng Tàu với tỉnh Đồng Nai dài 4,3 km; tổng mức đầu tư 4.879 tỷ đồng và dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.
Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản xin ý kiến Bộ TN&MT về hướng dẫn xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án cầu Phước An.
Cụ thể, dự án đi qua hai địa bàn là thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích đất cần thu hồi là 13,18 ha. Trong đó, diện tích cần thu hồi thuộc tình Bà Rịa - Vũng Tàu là 4,67 ha.
Tỉnh cho biết, công tác lập bản đồ địa chính, thủ tục thu hồi đất, giao đất của hai địa phương đang được Ban Quản lý dự án Giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải hoàn thiện gửi hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình Bộ GTVT thẩm định.
Tỉnh cũng đề nghị Bộ TN&MT xem xét, hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với dự án cầu Phước An.
Cầu Phước An là dự án giao thông trọng điểm, kết nối hệ thống giao thông đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải với các đường cao tốc liên vùng phía nam và đường cao tốc Bắc - Nam, giúp khai thác và phát huy hiệu quả cảng Cái Mép - Thị Vải.
Phát biểu kết thúc Chương trình nghệ thuật trực tuyến "Nối vòng tay lớn" tối 26/9, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM - đã nói lên những sự hy sinh, mất mát và sự đoàn kết, lòng nhân ái của người dân thành phố trong quãng thời gian giãn cách xã hội kéo dài 4 tháng qua.
"Trong 4 tháng qua, thành phố đã trải qua những khó khăn chồng chất, những thử thách to lớn khi phải đối phó với những diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch COVID-19.
Giãn cách xã hội như một biện pháp tất yếu để khống chế dịch bệnh, nhưng cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội" - ông Phan Văn Mãi mở đầu bài phát biểu.
Vị lãnh đạo TP HCM nhìn nhận, thành phố đã từng bước kiểm soát được dịch bệnh, chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế trong thời gian tới.
Bộ GTVT vừa có công văn trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV về việc triển khai dự án xây dựng đường cao tốc kết nối tỉnh Hà Giang với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Theo đó, Bộ cho biết, cao tốc Nội Bài – Lào Cai được coi là tuyến “kinh tế xương sống” cho cả khu vực Tây Bắc. Kể từ sau khi được đưa vào khai thác, sử dụng, tuyến cao tốc này đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn.
Một số dự án đã được nghiên cứu để kết nối các tỉnh Tây Bắc với cao tốc Nội Bài – Lào Cai như: Kết nối tỉnh Lai Châu, Điện Biên (qua nút giao IC16), kết nối tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ (qua nút giao IC9), kết nối tỉnh Hà Giang, Yên Bái (qua nút giao IC14).
Trong đó, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng đường cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ nâng cao khả năng kết nối giữa các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Hà Giang và các địa phương khác trong khu vực về thủ đô Hà Nội. Đồng thời góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông của QL2 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của Hà Giang, Yên Bái.
"Không để kéo dài giãn cách xã hội", "đã hy sinh kinh tế, thực hiện giãn cách xã hội thì phải đạt mục tiêu kiềm chế dịch bệnh", những phát biểu của Thủ tướng Chính phủ trong phiên họp vào cuối tháng 8 là những tín hiệu đầu tiên cho sự thay đổi về định hướng trong phòng chống dịch sau gần hai tháng TP HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Bối cảnh khi đó là loạt tỉnh thành áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15 và 16, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhiều nhà máy, doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng, nhiều người lao động không có thu nhập. Sự căng thẳng không chỉ xuất hiện trong các bệnh viện mà còn hiện hữu trên các tuyến đường, trên gương mặt của những người chủ doanh nghiệp và cả những người nông dân,...
Theo nguồn tin của Zing, TP HCM vừa nhận hơn 620.000 liều vắc xin Pfizer và 46.000 liều AstraZeneca do Bộ Y tế phân bổ.
Trong ngày mai (24/9), số vắc xin này sẽ được chuyển ngay cho các quận, huyện chủ yếu để tiêm mũi 2 cho người dân. Trước đó, ngày 19/9, TP.HCM cũng đã được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội) phân bổ 500.000 liều vắc xin Vero Cell. Số vắc xin này đang chờ thẩm định.
Theo ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc kinh doanh của Hải Phát Invest, ở thị trường BĐS Bình Thuận, quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo. Do đó, ngay cả khi đã được phép tách thửa, nhà đầu tư cũng nên thận trọng từ những bài học sai phạm trước đây.
Ngày 30/8 vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành quy định điều kiện tách thửa, điều kiện hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh này.
Theo đó, đối với đất ở nông thôn, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 60 m2, trong đó chiều rộng tối thiểu 4 m, chiều dài tối thiểu 8 m. Đối với đất ở đô thị, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 40 m2, trong đó chiều rộng tối thiểu 4 m, chiều dài tối thiểu 5 m.
Với đất phi nông nghiệp, khi tách thửa tại khu vực đô thị phải có diện tích tối thiểu là 60 m2 (rộng tối thiểu 4 m, dài tối thiểu 5 m); khu vực nông thôn diện tích tối thiểu 100 m2 (rộng tối thiểu 5 m, dài tối thiểu là 10 m).
Đối với đất nông nghiệp nằm ngoài khu dân cư, diện tích tách thửa tối thiểu tại các huyện, thị xã, thành phố là 1.000 m2. Riêng huyện Phú Quý diện tích tách thửa tối thiểu 500 m2.
Đối với đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao (nông nghiệp) tách thửa riêng không gắn với đất ở phải có diện tích tối thiểu là 400 m2.
Sau gần ba tháng đóng cửa để chống dịch, số ca COVID-19 tại Khánh Hòa giảm mạnh, hai tuần không ghi nhận ca dương tính trong cộng đồng. Kể từ ngày 24/9, người dân Khánh Hòa được phép đi tập thể dục trong công viên, tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời như tennis, golf… các dịch vụ thiết yếu khác cũng sẽ được mở cửa trở lại.
Sau gần ba tháng đóng cửa để chống dịch, số ca COVID-19 tại Khánh Hòa giảm mạnh, hai tuần không ghi nhận ca dương tính trong cộng đồng.
Trả lời Báo Khánh Hòa, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, với việc dịch bệnh được kiểm soát, “vùng xanh” được mở rộng, tỉnh sẽ ban hành Chỉ thị mới để nới lỏng hơn quy định phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với thực tế của địa phương.
Theo đó, kể từ ngày 24/9, người dân được phép đi tập thể dục trong công viên, tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời như tennis, golf…
Tỉnh dự kiến cũng sẽ cho phép một số dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, sửa chữa điện - nước, cửa hàng tạp hóa…được hoạt động trở lại nhưng các chủ cơ sở kinh doanh phải đăng ký với các xã, phường, khi được cấp phép mới được mở cửa.
Theo Báo cáo Nghiên cứu Đánh giá Khu vực Kinh tế Tư nhân Việt Nam vừa được IFC và Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) công bố, các chuyên gia đánh giá cú sốc COVID-19 lan tới doanh nghiệp thông qua nhiều kênh và có tác động dây chuyền bao gồm giảm cầu, giảm và gián đoạn nguồn cung đầu vào, thắt chặt điều kiện tín dụng và suy giảm thanh khoản, cũng như gia tăng bất ổn.
Một số yếu tố khiến doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương trước cuộc khủng hoảng, bao gồm hội nhập của quốc gia trong thương mại và chuỗi giá trị toàn cầu cũng như phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư và ngành du lịch. Trong đó, sức cầu giảm là điều rất đáng lo nhất.
"Ngay cả sau khi nhu cầu phục hồi, trong bối cảnh biến động, gánh nặng nợ nần và tâm lý lo ngại có thể gây sụt giảm đầu tư, đe dọa phá sản, và mất việc làm dẫn đến làm chậm tăng trưởng hơn nữa", báo cáo cho biết.
IFC dự báo doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp sẽ tiếp tục có những cú sốc doanh thu nghiêm trọng.
Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham). (Ảnh: Quang Hiếu/VGP).
UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện hai dự án trên địa bàn huyện Việt Yên và huyện Lạng Giang.
Nhà đầu tư sẽ được lựa chọn theo hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Dự kiến thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư từ quý III/2021.
Đầu tiên là dự án Khu đô thị số 7 trên đường 295B, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên với diện tích 15 ha.
Tổng chi phí thực hiện dự án 879,685 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 25 tỷ đồng. Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khoảng 66 tỷ đồng.
Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp có thẩm quyền chấp thuận nhà đầu tư. Thời gian thực hiện hợp đồng đối với phần đất ở liền kề không quá 5 năm, thời gian hoàn thành các thủ tục về đất đai và xây dựng công trình không quá ba năm.
Khu đô thị số 7 trên đường 295B là một trong số 21 dự án bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất của huyện Việt Yên được UBND tỉnh Bắc Giang duyệt bổ sung vào tháng 7 vừa qua.
Công an TP HCM đã xác minh được 199 trường hợp, trong đó có 112 F0 (78 người được cách ly tại nhà, 34 người cách ly tập trung); 52 trường hợp sau khi xác minh không phải là F0; 32 trường hợp là F0 đã khỏi bệnh và các trường hợp còn lại đang tiếp tục xác minh.
Trong 199 trường hợp trên, có 69 người được cấp giấy đi đường, 49 người không có giấy, 81 trường hợp thuộc đối tượng được miễn giấy đi đường.
Sau khi xác định trường hợp lưu thông là F0, Công an TP HCM đã chỉ đạo thu hồi 11 giấy đi đường.
Ngoài ra, có 31 trường hợp không thuộc diện phải thu hồi, 14 trường hợp chưa thu hồi được do đang cách ly. Công an TP HCM cũng đang tổ chức thu hồi giấy với các trường hợp khác.
Ông Huỳnh Quang Tuyến cho biết, hiện TP HCM đã lắp đặt hầu hết các camera để giám sát tại các cửa ngõ ra vào thành phố, từ đó kiểm tra việc đi lại của người dân bằng mã quét qua ứng dụng VNEID.
Do quy định ra đường đã được nới lỏng nên để thuận tiện qua các chốt kiểm tra, người dân cần chủ động khai báo thông tin trên ứng dụng VNEID tại nhà. Khi qua các chốt, đa số cán bộ công an sẽ kiểm tra thông qua mã quét.
Tuy nhiên, tùy trường hợp, các đơn vị sẽ kiểm tra bằng giấy đi đường của người dân để đảm báo đúng đối tượng ra đường trong thời gian giãn cách xã hội và đảm bảo công tác phòng dịch.
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hội tụ nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, kéo giá bất động sản tại khu vực này tăng ngang bằng với các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và TP HCM.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hay còn gọi là Tây Nam Bộ, là vùng cực nam của Việt Nam. Khu vực này có một thành phố trực thuộc trung ương là TP Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Tại talkshow "Nhận diện lực đẩy thị trường bất động sản Tây Nam Bộ cuối năm 2021" do Đất xanh Miền Tây tổ chức mới đây, khu vực này được các chuyên gia đánh giá đang khởi sắc và còn nhiều dư địa để phát triển trong tương lai.
Ông Dương Quốc Thủy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ, người có 8 năm nghiên cứu về BĐS miền Tây đã chỉ ra nhiều yếu tố khiến thị trường này khởi sắc trong thời gian qua.
Theo ông Thủy, yếu tố đầu tiên là nền tảng về kinh tế. Ở khu vực ĐBSCL, kinh tế tăng trưởng ổn định trong 10 năm qua. Đặc biệt trong giai đoạn Covid-19, các địa phương đã thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch bệnh vừa phát triển kinh tế.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ đưa ra dẫn chứng, trong 6 tháng đầu năm 2021, 6/13 tỉnh thành ĐBSCL có GDP cao hơn mức trung bình cả nước.
Theo Trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Đắk Lắk, UBND tỉnh này vừa phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Tổ hợp Khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và sân golf hồ Ea Nhái.
Về tính chất, đây là khu dân cư kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí và thể dục thể thao do Sở Xây dựng Đắk Lắk tổ chức lập quy hoạch; CTCP Tư vấn Xây dựng COVID là đơn vị tư vấn lập quy hoạch.
Dự án thuộc địa bàn xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar và xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Phía đông bắc giáp Hồ Ea Nhái và đất nông nghiệp; phía tây bắc giáp đường Hồ Chí Minh; phía nam giáp đất nông nghiệp.
Tổng diện tích dự án này khoảng 191 ha, trong đó 135,4 ha thuộc địa bàn xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar và 55,6 ha thuộc địa bàn xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc. Tỉnh yêu cầu thời gian lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng không quá 9 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.
"Rủi ro từ ngắn đến trung hạn mà nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải là tác động dây chuyền từ đứt gãy nguồn cung ứng có thể lan tới lĩnh vực tài chính và hệ quả xã hội của cuộc khủng hoảng khi thất nghiệp gia tăng".
"Rất nhiều doanh nghiệp và người làm sản xuất đã đến giới hạn chịu đựng", ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T - công ty xuất khẩu trái cây tại TP HCM đánh giá, đợt dịch lần thứ 4 có quy mô, mức độ ảnh hưởng lớn hơn nhiều cả ba đợt dịch trước cộng lại.
Với khoảng 10 đầu xe thường xuyên lưu thông từ TP HCM đi các tỉnh và đội xe từ các nhà máy sơ chế đi các vùng thu hoạch, ông Tùng cho biết, việc vận chuyển trái cây từ vùng nguyên liệu tới nhà máy cho đến nơi tiêu thụ đang gặp rất nhiều khó khăn, đơn hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng.
Chưa kể, hơn 3 tháng nay kể từ khi lệnh giãn cách, các cửa hàng bán lẻ trái cây, nước hoa quả tươi Fruit T&T tại TP HCM đều phải đóng cửa. Không có doanh thu nhưng doanh nghiệp vẫn phải gánh đủ các khoản chi phí duy trì lực lượng nhân viên, bảo dưỡng máy móc, thiết bị,… khiến sức chịu đựng của công ty cạn kiệt.