Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017
Bộ Công an vào cuộc vụ bé 20 ngày tuổi bị cướp, sát hại
http://vietnammoi.vn/tao-ton-xong-vao-nha-cuop-be-20-ngay-tuoi-tren-tay-ba-noi-63563.html
Vụ việc táo tợn trên xảy ra vào khoảng 19 giờ tối ngày 25-11, tại gia đình anh Lê Hữu Thuận ở khu phố 1, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ việc nghi bắt cóc trẻ em táo tợn ở thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hóa
Thông tin ban đầu cho biết vào thời điểm trên, một đôi nam nữ bịt mặt, đi xe máy, bất ngờ xông vào nhà anh Thuận, dùng dao uy hiếp và cướp bé gái mới 20 ngày tuổi trên tay bà nội (mẹ anh Thuận) và tẩu thoát.
Thấy vậy, bà nội cháu bé đã chạy theo giữ chiếc xe lại nhưng không được, sau đó bị ngã xuống đường bất tỉnh.
Nghe mẹ chồng la hét, chị Phạm Thị Thanh Huyền (mẹ cháu bé) đang làm việc dưới bếp chạy lên thì đôi nam nữ đã bế con gái chị tẩu thoát.
Thời điểm xảy ra vụ việc, chỉ có mẹ đẻ và vợ anh Thuận ở nhà với cháu bé, còn anh Thuận đang đi đón đứa con trai đầu đang học lớp 3. Khi về nhà, anh Thuận thấy mẹ mình ngã sấp ngoài đường trong tình trạng không tỉnh táo.
Nhận được thông tin, Công an thị xã Bỉm Sơn đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để điều tra, làm rõ vụ việc táo tợn trên.
Bước đầu, tại nơi mẹ anh Thuận ngã, có 1 mũ cháu bé và chiếc dép nghi là của kẻ bắt cóc bỏ lại hiện trường.
Vụ việc cướp trẻ em ngay trên tay nghi là bắt cóc trẻ em khiến người dân cả khu phố 1, phường Bắc Sơn xôn xao, hoang mang.
Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017
Hai bảo mẫu tham gia hành hạ trẻ ở trường Mầm Xanh không có bằng cấp
Clip phụ huynh bức xúc khi trẻ bị bạo hành tại cơ sở mầm non Mầm Xanh (Thực hiện: Văn Dũng):
Đến trưa ngày 27/11, Công an quận 12 vẫn đang tiến hành lấy lời khai đối với bà Phạm Thị Mỹ Linh (43 tuổi) chủ trường mầm non tư thục Mầm Xanh (đường HT05, KP3, phường Hiệp Thành, quận 12, TP HCM), đồng thời xác minh thân nhân, triệu tập hai bảo mẫu Phạm Như Quỳnh và Đào (quê ở tỉnh Cà Mau và Đồng Tháp lên làm việc liên quan đến việc hành hạ các trẻ em tại cơ sở mầm non này.
Tại cơ quan điều tra, bà Linh đã thừa nhận hành vi dùng tay chân, thìa múc canh, can nhựa, ống nhôm, lược, chổi, cây lau nhà, thậm chí là dao... để hành hạ, đánh đập các bé từ 12 tháng đến 5 tuổi.
Bà Phạm Thị Mỹ Linh, chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh khai nhận rằng hai bảo mẫu tham gia bạo hành trẻ không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề chăm sóc trẻ em. Ảnh: Văn Dũng |
Giải thích nguyên nhân vì sao đày đọa trẻ, bà Linh cho rằng do các bé hiếu động nên bà ta phải đánh để dằn mặt để các cháu sợ và nghe lời bà ta và các bảo mẫu khác ăn ngủ. Nhà chức trách đã thực hiện lệnh tạm giữ phụ nữ này.
Theo lời khai ban đầu của bà Linh, hai bảo mẫu Quỳnh và Đào không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề dạy dỗ, chăm sóc trẻ mầm non.
Trong sáng ngày 27/11, cơ sở mầm non Mầm Xanh nằm trên đường HT05 phường Hiệp Thành (quận 12, TP HCM) trong tình trạng đóng kín cửa.
Phụ huynh bao vây trường mầm non Mầm Xanh sáng 27/11. Ảnh: Văn Dũng |
Nhiều phụ huynh đã bỏ công việc để tập trung về trước cổng trường nhằm mục đích tìm các bảo mẫu để hỏi vì sao lại đối xử với con của họ như thế. Tuy nhiên, nhà trường đã đóng kín cửa, dán thông báo ngưng hoạt động và các bảo mẫu đã rời khỏi nơi này từ hôm qua.
Lo sợ các phụ huynh sẽ gây áp lực làm mất an ninh trật tự, lực lượng công an phường cùng dân phòng đã được điều đến.
Chị Nguyễn Thanh Tuyến (39 tuổi, quê An Giang) cho biết vô cùng bức xúc khi đứa con gái 4 tuổi của mình chính là nạn nhân bị giáo viên cầm chai nhựa đánh vào đầu.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Tuyến nói rằng bản thân làm công nhân, do phải đi làm cả ngày nên chị đã gửi con gái vào trường Mầm Xanh từ lúc bé mới được hơn 1 tuổi.
Thời gian đầu theo học tại cơ sở này, bé gái con chị không có vấn đề gì bất thường nhưng dạo gần đây, bé có biểu hiện hay sợ sệt mỗi khi được mẹ chở đến trường.
Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017
TÂM SỰ DANH HÀI HOÀI LINH
Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017
Cuộc chiến online: Uber, Grab tràn về tỉnh lẻ
Taxi Mai Linh, Vinasun là những công ty có thị phần lớn trong nhóm đại diện cho taxi truyền thống. Bên kia chiến tuyến, những gã công nghệ Uber, Grab xâm nhập Việt Nam và trở thành đối trọng, cạnh tranh với họ.
Những câu hỏi về Grab, Uber
Xuân Lan, nhân viên văn phòng ở TP.HCM, là khách hàng thường xuyên của Grab. "Giá rẻ, nhiều khuyến mãi, gọi có liền", cô giải thích. Mỗi tuần, Xuân Lan đi từ 1-2 chuyến Grab, có tuần lên đến 4-5 chuyến.
Trước khi đến với Grab, Lan là khách hàng của Vinasun, Mai Linh. Không dưới 3 lần, Lan gọi điện lên tổng đài để đặt xe, và bị tài xế tự hủy không báo. Nhiều lần bực mình khiến Lan thử dùng Grab.
Kết quả, từ 2016, Lan chuyển hẳn sang Grab. Cô cũng "quên luôn số điện thoại Mai Linh, Vinasun".
Đến khi về quê ở Huế, cô "hẫng" khi không quét được chiếc Grab nào. Lan lại phải tìm kiếm trên Google số điện thoại Mai Linh ở Huế. Tuy vậy, sau một lúc chờ đợi, cô leo lên chiếc taxi hãng địa phương, với số điện thoại được trưng tại bến xe.
"Đợt đi Đà Lạt với Quảng Ngãi, tôi phải tự gõ cửa các taxi đậu lề đường, Grab thì không có, mà tra số điện thoại thì phiền quá", Lan nói thêm.
"Không biết khi nào Huế có Grab", cô thắc mắc.
Những tỉnh thành có mặt Grab, Uber. Thực tế, hai dịch vụ chỉ đang tập trung ở Hà Nội, TP.HCM. |
Năm 2015, đồng nghiệp của Lan, Hoa Linh, dùng Uber để đón đưa bố cô khi ông từ Cần Thơ lên TP.HCM chữa bệnh. Trên xe, cô và tài xế cùng nói chuyện về giá cước, về Uber, Grab và những xích mích với giới xe taxi truyền thống.
Những câu chuyện đó khiến bố Hoa Linh bất ngờ, nhưng không bất ngờ bằng chuyện ông biết trước được phải trả bao nhiêu tiền trước khi lên xe, hay giá cước so với những hãng taxi ông thường dùng.
Khi về Cần Thơ, ông vẫn đi lại bằng taxi địa phương, hoặc Mai Linh, nhưng ông đã có thêm một chuyện để chia sẻ trên bàn nhậu.
Cách này hay cách khác, Uber, Grab chen chân vào sự quan tâm của người Việt, bên cạnh những tên tuổi vốn đã gắn liền với thị trường vận tải đặc thù này.
Cả 4 thương hiệu đều có nhiều dấu ấn trong vòng 5 năm qua, nhưng giờ mọi thứ đang có chiều hướng thay đổi. Hình ảnh dưới đây đánh giá mức độ quan tâm người dùng Việt Nam do Google Trends thống kê về 4 từ khóa liên quan.
Không khó để nhận ra Grab, Uber đang trỗi dậy mạnh mẽ ra sao trên Internet. Đến tận cuối 2014, người ta hầu như không tìm kiếm đến hai từ khóa Uber, Grab, mà chỉ nhớ đến hai thương hiệu truyền thống.
Có 3 thời điểm, Uber, Grab tăng vọt về mức tìm kiếm, mở đầu cho sự "đi lên" trong mối quan tâm của dư luận:
Tháng 10-11/2014
Uber chập chững vào Việt Nam dưới sự nghi ngại về tính hợp pháp cũng như quy trình nộp thuế, Thanh tra giao thông thuộc Sở GTVT TP.HCM ráo riết tiếp tục "lùng và xử lý" taxi Uber.
Mức độ quan tâm của Uber tăng từ 5 (trên thang 100 của Google) lên 35 trong vòng 1 tháng.
11/2015
Uber, Grab lại được đưa lên bàn mổ với đề án thí điểm, Hiệp hội taxi TP.HCM đề nghị cấm. Mức quan tâm của Uber lên mức 46. Kể từ cuối 2015, mức quan tâm của Uber đã bứt phá, cao hơn hẳn 2 thương hiệu taxi truyền thống.
11/2016
Grab bắt đầu đẩy mạnh hoạt động, từ thời điểm này, dòng quan tâm Grab, Uber, taxi truyền thống bắt đầu "song hành" nhau, nhưng 2 tên tuổi công nghệ luôn có chỉ số quan tâm gấp nhiều lần 2 thương hiệu truyền thống.
Điều đặc biệt, mức độ quan tâm của 2 thương hiệu truyền thống luôn đi ngang, không hề có xu hướng giảm. Do vậy, ít nhất trong mối quan tâm của người dùng, taxi truyền thống không "chết". Mặt khác, càng có nhiều tranh cãi, Uber, Grab càng được quan tâm nhiều hơn và nới xa khoảng cách với thương hiệu truyền thống.
Ai tìm taxi?
Xét về vị trí địa lý, người dùng có những đặc thù riêng khi tìm kiếm các hãng taxi truyền thống. Trong suốt 5 năm qua, mức độ được quan tâm của taxi Vinasun vẫn chỉ loanh quanh khu vực Đông Nam Bộ, đậm nhất tại Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong khi đó, Taxi Mai Linh dù được tìm kiếm khắp cả nước, nhưng hầu như chỉ ở các khu vực thành phố lớn, đậm nhất vẫn là Bình Dương, Đồng Nai.
Ngược lại, Uber, Grab dù chỉ được triển khai ở Hà Nội, TP.HCM, nhưng mật độ tìm kiếm len lỏi đến tận những tỉnh xa.
Quá trình này diễn ra khá nhanh chóng, nếu so sánh mức độ quan tâm cấp tỉnh, Vinasun, Mai Linh chỉ còn chiếm được vài thị trường trọng điểm, còn lại, Uber, Grab đã hoàn toàn "chiếm sóng".
Xử phạt spa cắt mí hỏng khiến mắt khách hàng chảy máu
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết cơ sở ở số 5 ngõ 47 phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở Spa đã đóng cửa, gỡ hết biển, người thuê cửa hàng đã dọn đồ và tắt máy điện thoại. Tổ trưởng dân phố thông tin khoảng gần 2 tháng nay, một phụ nữ thuê lại cửa hàng này để làm quán cắt tóc, gội đầu.
Tuy nhiên, trước khi tắt máy, Trần Thị Tình cho hay đã làm công việc này khoảng 10 năm, rất đông khách hàng và chưa có ai gặp biến chứng.
Cơ sở spa thẩm mỹ Kelly Trần của Trần Thị Tình. Ảnh: Hà Quyên. |
"Qua kiểm tra, cơ sở spa không có giấy phép hành nghề y dược, đó chỉ là điểm gội đầu. Theo quy định, chủ cơ sở sẽ bị phạt 60 triệu đồng", ông Cường thông tin.
Các lực lượng chức năng vẫn đang liên hệ với chủ spa để làm rõ vụ việc.
Trước đó, ngày 17/11, một nữ khách hàng đã đến cơ sở spa của Trần Thị Tình để cắt mí và bọng mỡ. Sau một đêm, mắt của người phụ nữ này bị sưng nhiều, sẹo lớn, đường khâu gồ ghề.
Nữ khách hàng bị chảy máu sau khi cắt mí tại spa Kelly Trần. Ảnh: Facebook. |
Ngày 19/11, do mắt có dấu hiệu chảy máu nhiều, chị đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thăm khám. Hiện tại, mắt của người phụ nữ này đã ổn định. Tuy nhiên, vết thương vẫn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Hà Quyên
Theo Zing.vn
Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017
" Siêu thị chui" ở Hà Nội: 'Đâu phải mình tui lấn chiếm'
>>> Nguồn: http://vietnammoi.vn/tran-tinh-cua-chu-sieu-thi-chui-duoi-gam-cau-thang-long-62802.html
"Đâu phải một mình tôi lấn chiếm"
Anh Đinh Văn Nam, chủ sạp hàng cơ khí cho biết, gia đình anh bắt đầu đổ nền dưới chân cầu từ trụ B7 đến B9 năm 2016 nhưng mới chuyển hàng ra để buôn bán khoảng 4 tháng nay. Ước tính số hàng hiện nay có khối lượng trên 10 tấn.
Anh Đinh Văn Nam (áo đen), chủ sạp hàng hóa cơ khí dưới chân cầu Thăng Long |
"Trước khi tôi đến đây, chân cầu ngập trong ô nhiễm, xác lợn chết nổi trắng, kim tiêm vứt la liệt. Tôi đến san lấp mặt bằng, chuyển hàng ra thì ở đây không còn ô nhiễm, các con nghiện thấy đông người cũng lánh đi chỗ khác" - anh Nam bày tỏ.
Anh Nam cho biết: "Tôi đã có trên 20 năm buôn bán phế liệu, nghề này nuôi sống bản thân và gia đình nên không thể bỏ được. Khi chuyển ra đây tôi hiểu rõ là sai phạm, nhưng phần vì thiếu mặt bằng để chứa hàng, phần vì ở đây có những hộ dân lấn chiếm hơn chục năm mà không bị cơ quan chức năng xử lý nên tôi mới chuyển đến đây".
Sáng 21/11, có nhiều người ra vào mua bán |
Trước nguy cơ cháy nổ, uy hiếp an toàn hành lang giao thông đường sắt, ông chủ sạp hàng khẳng định: "Các mặt hàng ở đây đều là sắt thép, đồ cơ khí, phế liệu nên việc cháy nổ rất khó xảy ra. Cách đấy vài chục mét, tôi có lắp hệ thống phun nước chữa cháy nên rất an toàn".
"Bây giờ tôi biết việc làm trên là sai phạm, nên khi cơ quan chức năng đến lập biên bản thì tôi sẵn sàng ký vào và xin cho thêm thời gian để khắc phục" - lời anh Nam.
"Truy" nguồn gốc hàng hóa
Sáng cùng ngày, Đội quản lý thị trường số 9 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) do ông Dương Quốc Hưng (đội phó) dẫn đầu đến kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ các mặt hàng buôn bán dưới chân cầu Thăng Long.
Cán bộ quản lý thị trường đội 9 kiểm tra xuất xứ hàng bày bán dưới chân cầu Thăng Long |
Kết luận sơ bộ, ông Hưng cho hay: "Đa phần các hàng hóa bày bán ở đây đều là hàng đã qua sử dụng. Cửa hàng đồ cũ này chỉ vi phạm về niêm yết giá và buôn bán không đúng nơi quy định".
Cùng ngày, đại diện công ty cổ phần đường sắt Hà Thái cũng có mặt để lập biên bản vi phạm lấn chiếm hành lang giao thông đối với anh Đinh Văn Nam.
Ông Nguyễn Duy Út, đại diện công ty Hà Thái thông tin: "Hôm nay, số lượng hàng hóa bày bán vẫn rất nhiều. Chủ cơ sở đã thừa nhận sai phạm và bày tỏ mong muốn được kéo dài thời gian, khi nào nhà nước và ngành đường sắt cần thì sẽ trả lại mặt bằng".
Ông Nguyễn Duy Út, cán bộ kĩ thuật công ty Hà Thái (thứ 2 trái sang) lập biên bản vi phạm với anh Đinh Văn Nam |
Đại diện công ty Hà Thái vẫn bảo lưu quan điểm không chấp nhận việc lấn chiếm khu vực hành lang cầu Thăng Long để buôn bán, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm.
(T.V)
Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017
Vụ bé trai 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm ở bệnh viện
Liên quan đến bé trai N.M.Đ (2 tháng tuổi, ở xã Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) bị tử vong nghi do sốc phản vệ sau khi tiêm mũi cuối trước khi ra viện vào ngày 16/11, sáng 17/11, chúng tôi đã có mặt tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), theo ghi nhận của chúng tôi, người nhà bệnh nhi tử vong vẫn tập trung ở bệnh viện mong muốn tìm ra câu trả lời chính xác cháu bé tử vong do đâu.
Giám đốc bệnh viện cho biết, cháu bé bị sốc phản vệ dẫn tới tử vong (Ảnh Công Phương). |
Chia sẻ với chúng tôi, chị Lê Thị Mến, bác ruột cháu Đ. cho biết, gia đình em chị sinh được 2 người con, trong đó Đ. là con thứ hai. Cháu chị mất nhưng không rõ nguyên nhân, cháu đã khỏe và được bác sĩ cho ra viện nhưng sau khi tiêm lại khiến cháu tử vong.
"Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc một cách công tâm, khách quan nhất để trả lại sự công bằng cho cháu tôi. Gia đình đang rất bức xúc và muốn biết, các y bác sĩ tiêm thuốc gì cho cháu tôi", chị Mến chia sẻ.
Ngoài chị Mến, gia đình cháu Đ. tập trung gần 10 người tại bệnh viện để mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc tìm hiểu rõ nguyên nhân cháu bé tử vong.
Theo quan sát của chúng tôi, từ lối vào của cổng bệnh viện, khu sân của bệnh viện hay các lối lên của bệnh viện đều được bố trí công an kiểm soát người ra vào.
Lực lượng Công an Bắc Ninh phong tỏa các đường ra vào tại bệnh viện (Ảnh Công Phương). |
Theo nguồn tin của PV Kiến Thức, liên quan đến vụ việc, trưa nay (17/11), Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh sẽ tổ chức họp báo thông tin chính thức về vụ việc. Trong buổi họp báo này sẽ mời cả đại diện người nhà cháu bé để trao đổi các thông tin.
Trước đó, ông Lê Văn Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh cho biết, tính đến ngày hôm nay, bé Đ. nhập viện điều trị bệnh viêm phổi được 14 ngày.
Vì bệnh của bé nặng nên các bác sĩ bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh phải điều trị tích cực và can thiệp các biện pháp mạnh và sử dụng thuốc Percef (Ceftriaxon) tiêm cho bé bằng bơm kim tiêm để khắc phục lỗi chủ quan do con người gây ra. Sau khi sức khỏe của bé Đ. ổn định, các bác sĩ chuyển bé lên khoa Hô hấp của bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh điều trị.
Tất cả những người vào viện đều được lực lượng an ninh kiểm tra và xuất trình giấy tờ (Ảnh Công Phương). |
Đến hôm nay là ngày thứ 8, cháu Đ. sử dụng thuốc này. Vào lúc 10h45 ngày 16/11, sau khi tiêm 10- 15 phút, cháu Đ. có biểu hiện bị sốc phản vệ.
"Sau khi thấy bé có các biểu hiện bị sốc phản vệ, chúng tôi đã nhanh chóng cấp cứu cho bé và liên hệ với trung tâm ADR Quốc gia (Trung tâm chuyên kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc) để xin chỉ đạo.
Vì cháu Đ. không có khả năng chuyển đi được nên chúng tôi đồng thời xin ý kiến Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương để nhờ sự phối hợp. Tuy nhiên, đến 15h45 cùng ngày, cháu Đ. tử vong. Những gì làm được chúng tôi đã cố gắng làm hết sức", ông Nam chia sẻ.
Được biết, ngay sau khi xảy ra sự cố trên, phía bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh cũng đề nghị Công an và Viện Kiểm sát của tỉnh Bắc Ninh vào cuộc, mời Viện Khoa học hình sự của bộ Công an để thực hiện các giám định trong đó có mổ tử thi.
"Hiện tại, nguyên nhân dẫn tới bé Đ. tử vong phải chờ kết luận của cơ quan chức năng. Nhưng sơ bộ chuyên môn, tôi nghĩ nhiều đây là sốc phản vệ", ông Nam nói.
Chia sẻ về nghi vấn dẫn tới sự cố này có phải do y tá trực tiêm cho bé, ông Nam thông tin: "Y tá là người có trách nhiệm đưa bé ra chỗ tiêm, còn thực hiện động tác tiêm là máy làm".
Đồng thời, ông Nam cũng cho biết, phía bệnh viện đã xin phép gia đình bé Đ., ngày mai (17/10) bệnh viện sẽ cử cán bộ xuống thắp hương, chia buồn với gia đình.
Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017
Viet is waiting for your response
|
Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017
Viet is waiting for your response
|
Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017
Viet is waiting for your response
|